1. Tác giả đưa ra những dẫn chứng để thuyết phục mọi người ai cũng thích mùa xuân: 

- Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến màu xuân.

- Em yêu mùa xuân có phải vì nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn.

- Chàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đôi mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc đổi thay thường xuyên của cuộc đời? Mà người thiếu phụ nọ ở chân trời góc biển yêu mùa xuân có phải là vì đấy là mùa xanh lên hi vọng được trở về nơi bến đợi sông chờ để ngâm lại khúc bạc đầu với người ra đi chưa biết  ngày nào trở lại? 

2.

- Tác giả lại đưa ra các đối tượng sóng đôi: non – nước, bướm – hoa, trăng – gió, trai – gái, mẹ – con, cô gái còn son (vợ) – chồng để khẳng định mối quan hệ giữa con người và mùa xuân vì đây là những thứ luôn đồng hành với nhau, bên cạnh đó cũng là quy luật của tự nhiên.

- Cách nói như vậy. làm cho người đọc cảm thấy gần gũi và vô cùng tự nhiên.

3.

- Điều đặc biệt đó chính là tác giả đã hiểu được từng nhân vật, và điều đó lại cho thấy được sự tinh tế của tác giả khi nói về từng đối tượng.

-  Tuy từng đối tượng có những nỗi nhớ, cảm xúc khác nhua nhưng họ lại có một đặc điểm chung đó chính là yêu màu xuân, yêu những gì hiện diện gần và quan trọng đối với họ. Cnahr vật cũng dường như được nhân hoá giống con người có thương có nhỡ, có hoài niệm.

4. Những cụm từ nghe thấy rạo rực nhựa sống, đồi núi chuyển mình, sông hồ động, mùa xanh lên hi vọng cho thấy khả năng cảm nhận thế giới xung quanh của tác giả là một người có cái nhìn tinh tế, độc đáo, yêu thiên nhiên. Bên cạnh đó cũng thấy được sự quan sát, và dùng từ đỉnh cao của tác giả.

5. 

- Biện pháp tu từ: nhân hoá

- Tác dụng: Làm câu văn trở lên sinh động, gần gũi với con người.