1. Tuy cùng đề cập vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu nhưng văn bản Thuỷ tiên tháng Một và đoạn trích thể hiện hai cách tiếp cận khác nhau. Nếu Thuỷ tiên tháng Một tập trung nêu các biểu hiện khó lường của hiện tượng biến đổi khí hậu (với nhu cầu xác định đúng tên gọi cho nó) thì đoạn trích lại nghiêng về xác định trách nhiệm của con người trước hiện tượng này.

2. Dựa vào những gợi mở của tác giả, có thể nói về khái niệm “sống xanh” như sau: - Sống xanh là cách nói hình ảnh về một lối sống được cổ vũ, khuyến khích hiện nay, trong bối cảnh môi trường sống trên Trái Đất đang bị ” tổn thương”.trường, có hiểu biết đầy đủ về những tác hại đối với môi trường của một số thói quen sinh hoạt, lề lối sản xuất và kiểu khai thác vô tội vạ tài nguyên trên Trái Đất.

– Sống xanh gắn với nỗ lực không mệt mỏi nhằm phục hồi sự cân bằng sinh thái, đảm bảo quyền tồn tại cho mọi loài sinh vật. – Nhìn gần hơn, sống xanh cũng là sống “giảm rác”, xem rác – nhất là loại rác thải có hại cho môi trường – là một trong những yếu tố cản trở con người tìm

được cách sống hoà điệu với tự nhiên.

3. Trong đoạn trích, tác giả nêu hai vấn đề có ý nghĩa “chìa khoá” đối với việc cải thiện môi trường sống hiện nay: – “Chìa khoá” thứ nhất là cần thực hiện sống xanh, giảm thiểu việc sử dụng

thiếu khoa học những tài nguyên của Trái Đất. – “Chìa khoá” thứ hai là mỗi người cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường, nâng niu những quà tặng quý giá của Mẹ thiên nhiên.

Thực ra, hai “chìa khoá” này bao hàm lẫn nhau. Sống xanh là gì nếu không phải là sống với sự ý thức cao độ về vấn đề bảo vệ môi trường? Ngược lại, nếu thực sự quan tâm đến việc chung tay bảo vệ Trái Đất thì làm sao lại từ chối sống xanh?

4. Đoạn trích gồm 4 đoạn văn có mối quan hệ với nhau khá chặt chẽ và hướng tới một chủ đề chung: cùng hành động để giảm tác hại của biến đổi khí hậu và cứu vãn sự suy thoái của môi trường sống. Đoạn 1 phác hoạ bối cảnh chung và nêu lên tính cấp thiết của việc phải hành động nhằm khắc phục những hậu quả do con người gây ra cho thiên nhiên. Đoạn 2 và đoạn 3 lần lượt nêu các giải pháp (được gọi là “chìa khoá”) có thể giúp làm thay đổi tình hình theo hướng tích cực. Đoạn 4 đưa ra khuyến nghị về những việc mỗi người cần làm hằng ngày, tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn để góp phần vào nỗ lực chung của cả nhân loại. Nói chung, lỗ-gíc triển khai nội dung đoạn trích là đi từ trình bày thực trạng đến nêu giải pháp. Theo lô-gíc, mạch lạc của đoạn trích được thể hiện rất rõ.

5. Việc xác định từ khoá cho đoạn trích không nhất thiết phải dẫn đến một đáp án duy nhất, bởi ở đây, một số từ, thuật ngữ có nghĩa tương đương, có thể thay thể cho nhau. Tuy nhiên, nếu xác định đoạn trích có tính chất của một văn bản thông tin về chương trình hành động, có thể chọn cụm từ hay thuật ngữ sống xanh. Chính thuật ngữ này có thể trở thành trung tâm kết nối các thông tin, các ý đã được trình bày trong đoạn trích với nhau.