1. Đoạn trích mang đặc điểm của loại văn bản nghị luận vì mục đích hướng tới của nó là thuyết phục – thuyết phục người đọc đồng tình với một quan niệm riêng của tác giả về thi sĩ. Phần lớn nội dung của đoạn trích chứa đựng những lí lẽ và bằng chứng nhằm làm sáng tỏ quan niệm được nêu lên đó.
2. Điều tác giả muốn khẳng định qua đoạn trích: Thi sĩ là người đưa đến cho độc giả những phát hiện mới về thế giới, qua đó, làm phong phú thêm vốn sống, vốn kiến thức của họ và đặc biệt phát triển ở mỗi người khả năng biết xúc động trước mọi biểu hiện phong phú của cuộc sống.
Trước khi nêu sự tán thành hay không tán thành với ý kiến của người viết, cần hiểu đúng những câu chữ, những ý trong đoạn trích, vốn được diễn đạt bằng hình ảnh hay bằng cách nói bóng bẩy.
3. Tác giả cho rằng người đầu tiên thốt lên hai âm tiết chích choè đã “thêm cho trời đất một cái gì không chỉ đơn thuần là một loài chim”. Có thể nói, người linh ấy còn thêm cho trời đất một lối nhìn, lối cảm thụ mới, giúp cho mọi điều được ghi nhận bởi tri giác con người đều hàm chứa một ý nghĩa nào đó, phản chiếu chính sự giàu có, phong phú của tâm hồn con người.
4. Mạch lạc và liên kết trong đoạn trích được thể hiện rất rõ.
Mạch lạc: Tất cả các ý trong đoạn trích đều được tổ chức xoay quanh chủ đề do câu đầu tiên nêu lên: “Thi sĩ, tôi quan niệm, là kẻ đầu tiên kéo thế giới ra 5 khỏi vùng khuyết danh.”. Ý giải thích về khái niệm khuyết danh, ý giải thích về ý nghĩa của việc gọi tên sự vật đều là lí lẽ được nêu lên nhằm làm sáng tỏ nội Em dung được câu đầu tiên đề cập. Ví dụ về hai tiếng chích choè cũng chứng tỏ âm thanh được thốt ra đó có tác dụng đưa con chích choè có sẵn trong tự nhiên vào vùng ý thức của con người như thế nào.
Liên kết: Trong đoạn trích, câu sau luôn lặp lại một từ có ở câu trước, hoặc lặp nguyên vẹn, hoặc lặp bằng cách dùng một từ hay khái niệm có ý nghĩa tương đương (khuyết danh, thi sĩ – nhà thơ, chích choè, tồn tại). Bên cạnh đó, ở câu thứ năm, tác giả dùng đại từ ấy (loài chim ấy), nó để thay thế cho từ chích choè đã được nhắc ở câu thứ tư. Chính điều này khiến cho các câu gắn nối với nhau một cách chặt chẽ, phục vụ cho sự mạch lạc được duy trì trong cả đoạn trích.
5. Câu “Ai đầu tiên gọi chích choè, khi nó còn khuyết danh, là chích choè, người ấy đích thị là một nhà thơ” có thể được viết lại với nhiều hình thức diễn đạt khác nhau. Cách đơn giản nhất là bỏ bớt một số cụm từ, ví dụ:. Bỏ cụm từ khi nó còn khuyết danh: "Ai đầu tiên gọi chích choè là chích choè, người ấy đích thị là một nhà thơ.". Từ cách lược bớt cụm từ nói trên, có thể thay trong câu văn gốc, người viết đã làm tăng nội dung biểu đạt cho nó qua việc phát triển, mở rộng nghĩa cho danh từ chích choè bằng một thành phần phụ
– Bớt cụm từ nhắc lại chủ thể của hoạt động:“Ai đầu tiên gọi chích choè, khi nó còn khuyết danh, là chích choè, đích thị là một nhà thơ”. Việc lược bớt cụm từ này cho thấy trong câu văn gốc, người viết đã nhắc đến chủ thể của hoạt động hai lần nhằm nhấn mạnh ý chính muốn biểu đạt.
6. Để viết đoạn văn nói về hoạt động sáng tạo của nhà thơ trên cơ sở điều được gợi ý từ nội dung đoạn trích, cần xác định được một từ hoặc cụm từ có thể thâu tóm được ý chính mà tác giả Dương Tường muốn phát biểu. Từ, cụm từ đó có thể là phát hiện hay khám phá mới về thế giới. Sau khi xác định được tin những từ, cụm từ như vậy, người viết có thể thực hiện viết đoạn văn dựa vào việc trả lời các câu hỏi: Chức năng của nhà thơ là gì? Điều gì khiến người ta muốn đọc thơ? Qua bài thơ được thi sĩ viết ra, thế giới đã hiện lên mới mẻ như thế nào?