Đọc đoạn trích sau và cho biết: Có thể thay quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao.
- Trong đoạn văn này, không thể thay "quên" bằng "không", "chưa" bằng "chẳng" được.
- Bởi vì: "Quên" biểu thị trạng thái diễn ra trong một thời gian nhất định trước và sau thời gian đó trạng thái ấy có thể không có. Còn "không" biểu thị ý phủ định đối với điều nhất định mà không có hàm ý trước đó và về sau có thể có. "Chưa" thể hiện ý phủ định đối với điều mà cho đến một thời điểm nào đó không có, nhưng sau một thời điểm đó có thể có "chẳng" biểu thị ý phủ định đối với điều nhất định và không có hàm ý về sau có thể có.
- Trần Quốc Tuấn bày tỏ chí căm thù giặc Nguyên Mông và khát vọng diệt giặc một cách mạnh mẽ thông qua thủ pháp cường điệu. Nếu viết ‘Ta thường tới bữa không ăn’ thì không thực tế và khó thuyết phục được. Mặt khác, từ ‘chưa’ hàm ý điều bị định không có ấy sẽ có thể có sau một thời điểm nhất định cho nên câu văn của Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện sự căm thù giặc mà còn bộc lộ một niềm tin vào khát vọng được diệt giặc. Từ ‘chẳng’ không thể hiện được điều đó.