Bài có đáp án. Đề ôn thi môn ngữ văn 9 lên 10 (đề 3). Học sinh luyện đề bằng cách tự giải đề sau đó xem đáp án có sẵn để đối chiếu và kiểm tra số điểm mình làm được. Chúng ta cùng bắt đầu..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
I. Phần đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau:
Những cái xảy ra hàng ngày, máy bat rít, bom nổ. Nó trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng rung. Tất cả cứ như lên cơn sốt. Khói lên và cửa hang bị che lấp không thầy mây và bầu trời đâu nữa.
Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nổi miếng bích quy ngon lành: "Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ”, rồi kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa.
Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tớ... kháng đáng kể nữa. Có gì lí thủ đâu, nếu các bạn tôi không quay về?...
(Ngữ văn 9, tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn?
Câu 3: Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn văn trên.
Câu 4: Tìm câu rút gọn trong những câu sau và cho biết hiệu quả của việc sử dụng câu rút gọn đó: Những cái xảy ra hàng ngày, máy bat rít, bom nổ. Nó trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng rung.
II. Phần tập làm văn (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Hạnh phúc của trẻ thơ là được đến trường, được học tập, được sống trong tình yêu thương, dìu dắt của thầy cô giáo.
Anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vai trò của người thầy trong cuộc đời của mỗi người.
Câu 2: (5,0 điểm)
Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập một)