Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao – Bắc – Lạng và tội ác của giặc Pháp đã được diễn tả như thế nào?.
Nỗi thống khổ của nhân dân:
- Bằng hàng loạt các hình ảnh thơ Nông Quốc Chấn đã bày ra trước mắt ta những số phận con người Việt Nam mà cụ thể ở đây là những người dân tộc miền núi phải đối mặt khi thực dân Pháp xâm lược:
- Mấy năm
- Quên tết... quên rằm ...
- Chạy hết núi khe, cay đắng ...
- Lán sụp; nát cửa; vắt bám
- Mẹ địu em chạy; con sau lưng tay dắt bà; vai đầy tay nải...
- Cuộc sống yên ấm bị đảo lộn, nhà cửa tan hoang, gia đình li tán, cơ cực.
==> Bằng ấy hình ảnh hiện lên chúng ta thấy được cảnh tượng tang hoang đổ nát của nhân dân miền núi khi thực dân Pháp tràn vào, cuộc sống yên ổn ấm no nay thay thế bằng những cuộc chạy trốn những lo âu thấp thoải.
Tội ác của giặc Pháp:
- Lán đốt trơ trụi, súng nổ, Tây lùng.
- Áo quần bị vơ vét.
- Cha bị bắt, bị đánh chết.
- Chôn cất cha; bằng khăn của mẹ; liệm bằng áo của con
- Máu đầy tay, nước tràn đầy mặt ...
==> Hiệu quả nghệ thuật của việc xây dựng cảnh tượng thê thảm như trên là gây nên những ấn tượng mạnh vì nó tác động vào người đọc bằng những hình ảnh cụ thể: “Cha ngã xuống", "phủ mặt cho chồng", “máu đầy tay"... Qua đó thể hiện thái độ của tác giả khi kể tội ác của giặc Pháp: xót xa, đau đớn, căm thù đến tột độ và muốn hành động trả thù: “Mày sẽ chết, thằng giặc Pháp hung tàn băm xương thịt mày mới hả". Tội ác ấy nào hơn, chúng cướp miếng cơm manh áo còn nhẹ đây chúng cướp cả tính mạng nhân dân ta. Đó là tội ác không thể nào chấp nhận được. Nhà thơ như nén cảm xúc , in sâu mối thù này trong lòng.