Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào "tâm hồn" của con chó Bấc..
Câu chuyện ca ngợi tình cảm nhân hậu, tấm lòng cao quý của Bấc và ông chủ. Lân-đơn miêu tả con chó Bấc bằng trí tưởng tượng tuyệt vời của mình. Tác giả không nhân hoá con chó Bấc mà miêu tả nó như nó vốn có. Tuy vậy, thông qua cách miêu tả của nhà văn, người đọc có thể hình dung ra một chú chó có "tâm hồn" nhân hậu rất người: "họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời”, nó "hầu như biết nói" như lời của Thoóc-tơn. Thoóc-tơn và cả nhà văn dường như thấu hiểu thế giđi "tâm hồn" phong phú của nó. Qua lời của người kể chuyện, con chó Bấc dường như cũng biết suy nghĩ. Nó nghĩ, trước kia, nó chưa hề cảm thấy một tình thương yêu nào như vậy và nó "thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy", "nó lại tưởng chừng như quả tim mình nhủy tung ra khỏi cơ thế",... Bấc không những chỉ biết vui mừng mà còn biết lo sợ: " Việc thay thầy đổi chủ xoành xoạch" làm nảy sinh trong lòng nó nỗi lo sợ, "nó sợ Thoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời nó". Bấc còn nằm mơ nữa: "Ngay cả ban đêm, trong các giấc mơ nó cùng bị nỗi lo sợ này ám ảnh". Rõ ràng, nếu không có tình yêu thương loài vật thì nhà văn sẽ không có những đoạn miêu tả tuyệt vời như thế