Chỉ ra những sự việc, chi tiết bộc lộ tính cách của các nhân vật trong từng cảnh.
- Tính cách học đòi làm sang và sự ngu dốt, thiếu hiểu biết của ông Giuốc – đanh được thể hiện qua đoạn đối thoại với bác phó may:
+ Chuyện về đôi bít tất, bộ tóc giả, lông đính mũ và bộ lễ phục với bông hoa ngược. Ông giuốc – đanh phát hiện ra lỗi trên bộ lễ phục nhưng bác phó may lại lấp liếm chuyện đó, vì muốn học đòi làm sang nên ông ấy đồng ý với ý kiến của bác phó may. Để được coi là quý phái, ông Giuốc-đanh ưng thuận mặc áo ngược hoa. Ông giuốc – đanh phát hiện ra bác phó may ăn bớt vải nhưng bác thợ phụ lại hướng ông tới bộ lễ phục là ông quên ngay.
- Tính cách trưởng giả của ông Giuốc – đanh tiếp tục được bộc lộ qua chi tiết: Thợ phụ gọi ông là ông lớn, đúng lúc ông đang mặc say sưa và có cảm giác trở thành quý phái. Thợ phụ liên tiếp nịnh nọt và được ông Giuốc – đanh thưởng tiền. Khi không tôn minh lên nữa thì nói riêng: “Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả tiền cho nó thôi”. Ông Giuốc-đanh thấy không tôn minh lên nữa thì nói riêng: “Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả tiền cho nó thôi”. Rõ ràng, ông muốn mua danh nhưng cũng sợ mất nhiều tiền, ông chỉ dừng ở tiếng Đức ông để giữ lại tiền và cũng là để giữ lấy cải bản chất tham tiền và hà tiện của ông!
- Thợ phụ là kẻ hay xu nịnh, trục lợi vì thế liên tiếp gọi ông Giuốc – đanh là ông lớn để moi tiền của ông.
- Bác phó may thật cao tay, nhanh trí khi đã đánh lạc hướng ông Giuốc – đanh về việc ăn bớt vải may hay là về bông hoa thuê ngược.