Câu hỏi cuối bài phần đọc hiểu bài Sự tích Hồ Gươm.

1. Sự việc chính:

  • Quân Minh sang xâm lược nước ta.
  • Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn.
  • Lê Thận kéo được lưỡi gươm báu.
  • Lê Lợi lấy được chuôi gươm nạm ngọc.
  • Trong tay Lê Lợi thanh gươm làm cho quân Minh bạt vía.
  • Lê Lợi lên ngôi vua.
  • Một năm sau Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm báu.
  • Lê Lợi trả gươm ở hồ Tả Vọng.
  • Hồ Tả Vọng được mang tên Hồ Gươm

2. Nhân vật vô cùng quan trọng không thể không nhắc đến chính là gươm thần. Gươm thần nguyên là của Đức Long Quân, trên thân gươm còn nổi lên hai chữ "Thuận Thiên" phát sáng.

3. Chi tiết liên quan tới lịch sử:

- Vào thời giặc Minh đô hộ nước ta, khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi đứng đầu vùng lên chiến thắng giặc Minh vang dội

Chi tiết hoang đường kì ảo:

- Ba lần thả lưới đều vớt được duy nhất một lưỡi gươm có khắc chữ "thuận thiên".

- Lưỡi gươm sáng rực một góc nhà.

- Chuôi gươm nằm ở trên ngọn cây đa.

 

- Đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in

- Lưỡi gươm tự nhiên động đậy. 

- Rùa Vàng lên đòi gươm.

4. Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm:

  • Truyện Sự tích Hồ Gươm giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm)
  • Dân gian muốn giải thích, ca ngợi tính chất chính nghĩa nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.
  • Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.
  • Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.