Câu hỏi 5: Dựa vào triệu chứng và cơ chế lây truyền của một số bệnh do virus gây ra trong bảng 31.1, 31.2, 31.3, hãy nêu các biện pháp phòng chống virus cho từng loại bệnh trên..

Các biện pháp phòng chống các bệnh do virus gây ra ở người

Tên bệnhBiện pháp phòng chống
HIV/AIDS- Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi.- Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su mới (condom, áo mưa, bao kế hoạch) đúng cách.- Dùng thuốc diệt tinh trùng và HIV: phổ biến là Nonoxynol-9 (Menfagol) được làm dưới dạng kem bôi, viên đặt, hoặc tẩm vào màng xốp, bao cao su.- Không tiêm chích ma túy.- Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.- Hạn chế tiêm chích. Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV- Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...- Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai, vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%. Nếu có thai thì uống thuốc dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Sởi Đức1. Cách phòng bệnh đặc hiệu là tiêm vắc xin Rubella đơn giá hoặc phối hợp vắc xin Sởi- Rubella đầy đủ và đúng lịch cho trẻ em từ 1 tuổi đến 14 tuổi; phụ nữ nên tiêm phòng trước khi có thai ít nhất 3 tháng, khi đã mang thai thì không nên tiêm.2. Không tiếp xúc gần với người nghi mắc bệnh Rubella. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.3. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng.4. Đối với nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.5. Khi phát hiện có các dấu hiệu nghi mắc bệnh Rubella cần được cách ly và đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Viêm đường hô hấp cấp-Tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính. Khi cần tiếp xúc với người bệnh, phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
-Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay.-Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.-Thường xuyên súc họng bằng nước sát khuẩn miệng.-Tăng cường thông khí nơi làm việc, nhà ở, trường học, cơ sở y tế,... bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.-Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.-Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.-Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.

Các biện pháp phòng chống các bệnh do virus gây ra ở động vật

Tên bệnhBiện pháp phòng chống
Dịch tả lợn Châu Phi- Chuồng trại sạch sẽ thoáng mát, có tường rào bao quanh khu vực chăn nuôi. Nước thải, chất thải phải được xử lí, không đổ trực tiếp ra ngoài môi trường. Bố trí máng ăn uống riêng- Về lợn giống: Lợn nhập phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh. Trước khi nhập đàn phải nuôi cách lí 2 tuần.-Chăm sóc nuôi dưỡng: Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, nước phải sạch không sử dụng trực tiếp từ các ao, hồ, sông. Tiêm phòng đầy đủ, vệ sinh chuồng trại định kỳ.Hạn chế người ra vào khu chăn nuôi.
Cúm gia cầm H5N1- Trông gia cầm: Bảo vệ những con gia cầm nuôi có khả năng tiếp xúc với những con chim hoang dã, chẳng hạn như đàn nhỏ khi chạy ngoài trời.-Kiểm soát sự tiếp xúc của người và các thiết bị đến chuồng gia cầm-Duy trì vệ sinh các vật dụng, chuồng trại, thiết bị, phương tiện và giày dép: Khử trùng thường xuyên.-Tránh đưa gia cầm chưa rõ tình trạng bệnh vào đàn.-Báo cáo khi gia cầm bị bệnh hoặc chết-Xử lý phân chuồng và gia cầm chết một cách phù hợp.-Duy trì giám sát: Tối thiểu cần tuân thủ theo các quy định của địa phương liên quan đến giám sát và kiểm định đàn giống.
Bệnh đốm trắng ở tôm– Diệt tất cả các vật chủ trung gian truyền bệnh bằng vôi hoặc hóa chất, lấp hết các hang ở bờ ao để cua còng không có nơi trú ẩn. Rào lưới để ngăn chim, ngăn giáp xác từ các ao khác vào ao nuôi.– Vét sạch bùn đáy ao, sau đó tiến hành rải vôi và phơi ao từ 5 -7 ngày.– Cấp nước vào ao nuôi qua màng lọc– Tiến hành diệt khuẩn ao nuôi để loại bỏ hoàn toàn các mầm bệnh, sau đó cấy men vi sinh để gây màu nước trước khi thả giống.– Chọn con giống chất lượng– che bạt vào mùa đông để duy trì nhiệt độ trong ao nuôi nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.– Trong trường hợp ao tôm bị đốm trắng, thực hiện các biện pháp cách ly ngay. Nếu tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm thì thu hoạch sớm để tránh thiệt hại
-Xử lý tôm chết phải đem đi xa khu vực nuôi, chôn cùng với vôi bột, không vứt tôm bị đốm trắng ra môi trường bên ngoài.