Cảm nhận về nhân vật ông Giuôc-đanh trong văn bản Ông Giuôc-đanh mặc lễ phục.
Đoạn kịch là câu chuyện hài hước, châm biếm về nhân vật ông Giuôc-đanh đi may lễ phục. Ông vô cùng bực tức, khó chịu và nôn nóng mong đợi bộ trag phục nhưng lại không vừa ý. Ông đã nhận ra những điều bất hợp lí ở đôi bít tất và đôi giày nhưng bác phó may đã vô cùng “vụng chèo, khéo chống” đưa ra những lí lẽ thuyết phục rằng chúng rất hợp với ông Giuôc-đanh. Và tính chất kịch được đẩy lên cao trong đoạn đối thoại về bộ trang phục đang may, dù nhận ra bông hoa may bị ngược nhưng khi bác phó may nói rằng các nhà quý tộc đều mặc ngược như vậy thì ông Giuôc-đanh lại vô cùng thích thú. Qua đó, ta thấy được sự mê muội, ngu dốt, ông Giuôc-đanh. Ông muốn học đòi làm sang nhưng lại thiếu hiểu biết nên trở thành nạn nhan của thói học đòi. Và trong cuộc đối thoại với đám thợ phu, tính cách đó của ông càng được bộc lộ sâu sắc hơn. Khi được gọi là “ông lớn”, ông thích chí và thưởng cho họ. Và khi danh xưng được tăng lên thành “cụ lớn”, “đức ông” thì ông càng ra sức thưởng. Đó là tiếng cười sâu cay của tác giả với kẻ háo danh, ưa nịnh, khao khát được làm quý tộc như ông Giuôc-đanh. Vì vài tiếng gọi xu nịnh mà ông đã mất rất nhiều tiền và bị sự cười cợt của đám thơ. Câu chuyện về ông Giuôc-đanh đã mang đến cho người đọc tiếng cười sảng khoái và cũng để lại bài học cho mỗi chúng ta về cách nhìn nhận trong cuộc sống.