Cách nói " chúng mày ... chuốc lấy bại vọng " ( thủ bại ) có gì khác với cách nói " chúng mày sẽ bị đánh bại " ? Tác giả bài thơ muốn thể hiện điều gì qua cách nói đó ?.

  • Xuất phát từ thế giới quan coi Trung Hoa là trung tâm thiên hạ, vua các triều đại phong kiến nước này (kể từ Tần Thủy Hoàng) đều lên ngôi Hoàng đế để khẳng định ngôi vị độc tôn bá chủ thiên hạ của mình, với sứ mệnh cai trị các dân tộc ở bốn phương xung quanh được coi là “Man-Rợ-Di-Địch”. Từ đó dẫn đến sự phân biệt rạch ròi giữa “Đế” và “Vương”: “Đế” là Hoàng Đế Trung Hoa - thiên tử độc nhất trong thiên hạ; còn “Vương” là vua các nước chư hầu - tức bầy tôi của “Đế” và do Hoàng Đế Trung Hoa phong cho hay chấp nhận. Vì vậy, dùng chữ “đế” mà không dùng chữ “vương” ở câu tho thứ nhất trong bài thơ cho thấy thái độ ngang hàng trong ý thức về dân tộc của người Việt.
  • Cách nói " chúng mày ... chuốc lấy bại vọng " ( thủ bại ) có sự khác biệt với cách nói " chúng mày sẽ bị đánh bại ", qua đó tác giả khẳng định cái kết dành cho những kẻ đi xâm lược sẽ luôn luôn phải nhận những thất bại. Điều đó khẳng định sức mạnh và tinh thần chiến đấu quật cường của nhân dân ta.
  • Giọng điệu của bài thơ qua các cụm từ: " Tiệt nhiên”, " Định phận tại thiên thư”, "Hành khan thủ bại hư " là sự dõng dạc, đanh thép, hào hùng như âm vang của cả dân tộc, khiến quận giặc phải khiếp sợ tinh thần chiến đấu của quân dân thời Lí – Trần.
  • Bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền lãnh thổ dân tộc. Bài thơ tuy thiên về biểu đạt ý kiến. Tuy nhiên, đằng sau tư tưởng độc lập chủ quyền trong tác giả ấy, là một cảm xúc lãnh liệt ẩn kín bên trong. Đó là lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tin tưởng vào chiến thắng của đất nước trước kẻ thù.