Các nhóm chuẩn bị (trong khoảng 5 phút) và xây dựng một đoạn văn thể hiện cảm nhận của từng nhóm sau khi đọc xong văn bản Tức nước vỡ bờ..
Ra đời trong xã hội thực dân nửa phong kiến, đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố đã phơi bày hiện thực xã hội và cuộc sống cùng cực của người dân lúc bấy giờ. Trong chương truyện thứ XVIII nàỵ, khi bị đấy đến bước đường cùng-phải bán cả con, cả đàn chó để nội sưu cho chồng nhưng vẫn không đủ, chị Dậu đã dũng cảm đứng lên chống lại cai lệ và bọn tay sai người nhà lí trưởng, bảo vệ choonhf mình. Song đó là sự vùng lén tự phát, bột phát. Muốn thực sự được giải phóng để vĩnh viễn thoát khỏi sự hánh hạ của bọn cai lệ, của ách thống trị thực dãn, phong kiến, chị Dậu cũng như những người nông dân khác và cả dân tộc ta phải biết tổ chức nhau lại, phải làm cách mạng, đi theo cách mạng. Khi viết Tắt đèn, nhà văn Ngô Tất Tố chưa được giác ngộ cách mạng. Song ông đã phát hiện những tiềm năng cách mạng trong quần chúng nông dân, phát động họ lật đổ chế độ thối nát, nửa thực dân nửa phong kiến bấy giờ. Ngòi bút của Ngô Tất Tố sắc mạnh như gươm giáo, vạch trần hiện thực xã hội, cuộc sống nghèo đói bị áp bức bóc lột nặng nè của nhân dân ta từ đó làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo về con người, xã hội trong tác phẩm Tắt đèn nói chung và đoạn trích Tức nước vỡ bờ nói riêng.
=> Ý đoạn văn là: đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố đã phơi bày hiện thực xã hội và cuộc sống cùng cực của người dân lúc bấy giờ.
Các câu trong đoạn văn được trình bày theo phương pháp diễn dịch để làm rõ câu chủ đề ở đầu đoạn văn.