Bài toán lực ma sát.
Bài 7:
Khi chỉ treo vật A, số chỉ của lực kế bằng trọng lượng của vật:
F1 = PA = 10.mA => mA = $\frac{F_{1}}{10}$ = 1,2kg
Khi treo thêm vật B, số chỉ của lực kế bằng tổng trọng lượng của hai vật:
F2 = PA + PB = 10.(mA + mB) => mA + mB = $\frac{F_{2}}{10}$ = 1,8kg
Khối lượng vật B:
mB = 1,8 - 1,2 = 0,6kg
Bài 8: Trời mưa, đường trơn nên ma sát giữa bánh xe và mặt đường giảm. Nếu ô tô đang chạy nhanh mà phanh gấp thì bánh xe sẽ bị trượt trên mặt đường, không dừng lại được ngay, thậm chí còn làm xe bị đổi hướng đột ngột có thể gây ra tai nạn.
Bài 9:
a, Ô tô vẫn nằm yên do có lực ma sát nghỉ tác dụng lên xe; độ lớn Fmsn = 100N
b, Khi Hiếu tăng độ lớn của lực đẩy lên giá trị F = 200N mà ô tô vẫn nằm yên thì chứng tỏ độ lớn lực ma sát nghỉ cũng tăng, khi đó Fmsn = F = 200N
Bài 10:
a, tấm gỗ bị nhấc lên có xu hướng rơi xuống do tác dụng của trọng lực. Khúc gỗ không rơi nhờ có lực ma sát nghỉ giữa các ngón tay và hai mặt khúc gỗ có giá trị cực đại cân bằng với trọng lượng của khúc gỗ. Khi khúc gỗ cân bằng ta có:
2Fmsnmax= P => Fmsnmax = $\frac{P}{2}$ = $\frac{10m}{2}$ = 25N
b, Lực bóp của hai ngón tay lên mặt của khúc gỗ, có phương vuông góc với khúc gỗ, cân bằng nhau và có độ lớn là Ft.
Theo đề bài: Ftmax = 2,5Fmsnmax => Fmsnmax = $\frac{F_{tmax}}{2,5}$ = 32 (N)
Vậy khúc gỗ có trọng lượng lớn nhất là:
Pmax = 2.Fmsnmax = 2.32 = 64N