Tính áp suất do vật này ép lên vật khác.
Bài 1:
a) Áp lực của xe tăng tác dụng lên mặt đất bằng đúng trọng lượng của xe tăng:
F = P = 30000N
Áp suất của xe tăng tác dụng lên mặt đường là:
p = $\frac{F}{S}=\frac{30000}{1,2}$ = 25000 (N/m2)
b) Trọng lượng của người: P’= 10.m = 10.70= 700N
=> Áp lực của người lên mặt đất: F’ = P’ = 700N
Diện tích mặt tiếp xúc: S’ = 200cm2 = 0,02m2
Áp suất của người tác dụng lên mặt đất:
p' = $\frac{F'}{S'}=\frac{700}{0,02}$ = 35000 (N/m2)
So sánh: p’ = 35000N/m2 > p = 25000N/m2
=> Áp suất phụ thuộc vào áp lực và diện tích bị áp, vật có trọng lượng lớn có thể gây áp suất nhỏ nếu diện tích mặt tiếp xúc lớn, ngược lại vật có trọng lượng nhỏ có thể gây áp suất lớn nếu diện tích mặt tiếp xúc nhỏ.
Bài 2: Diện tích tiếp xúc tổng cộng của các bánh xe lên mặt ray:
S = (4.2) 4,5 = 36 cm2 = 0,0036 m2
Áp lực do toa tàu tác dụng xuống ray bằng đúng trọng lượng của toa tàu:
F = P = 10m = 10.48000 = 480000N
Áp suất tác dụng lên ray: p = $\frac{F}{S}=\frac{480000}{0,0036}$ = 133333333,3 N/m2
b) Áp suất do toa tàu tác dụng lên mặt đất:
p' = $\frac{F'}{S'}=\frac{480000}{2,4}$ = 200000 N/m2
Bài 3: Áp lực phân bố đều cho mỗi chân ghế:
F = $\frac{10.(65+60+5)}{4}$ = 325 N
Diện tích của mỗi chân ghế là:
S = 10 cm2 = 0,001 m2
Áp suất của mỗi chân ghế tác dụng lên sàn là:
p = $\frac{F}{S}=\frac{325}{0,001}$ = 325000 (N/m2)