Nước ta có ba phần tư diện tích là đồi núi và đường bờ biển dài tới 3260 km, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp và thủy sản. Lâm nghiệp và thủy sản đã có đóng góp to lớn cho nền kinh tế đất nước. Để hiểu rõ hơn, Trắc nghiệm Online sẽ tồng hợp lại kiến thức trọng tâm của bài cũng như hướng dẫn cho các bạn làm bài tập trong sách giáo khoa..

A. Kiến thức trọng tâm

I. Lâm nghiệp

1. Tài nguyên rừng

  • Đến nay tài nguyên rừng đang dần bị cạn kiệt
  • Trung bình mỗi năm mất khoảng 19 vạn ha rừng.
  • Nguyên nhân:
    • Chiến tranh tàn phá
    • Khai thác bừa bãi và quá mức
    • Cháy rừng
    • Tập quán đốt rừng làm rẫy
    • Dân số tăng nhanh  ->chặt phá rừng sản xuất và làm nơi ở.
  • Có 3 loại rừng: Rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng đặc dụng.
    • Rừng phòng hộ: Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường. Phân bố ở đầu nguồn các vùng núi và ven biển.
    • Rừng đặc dụng: Bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ các nguồn gen. Phân bố ở các môi trường tiêu biểu, điển hình là các hệ sinh thái.
    • Rừng sản xuất Rừng sản xuất cung cấp gỗ cho công nghiệp chê biến gỗ và cho xuất khẩu. Phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi.

2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp

  • Mỗi năm, nước ta khai thác 2,5 triệu mét khối gỗ
  • Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với các vùng nguyê liệu.
  • Trồng rừng, bảo vệ rừng chủ yếu theo mô hình nông kết hợp (VACR).

II. Ngành thủy sản

1. Nguồn lợi thủy sản

  • Thuận lợi
    • Nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt.
    • Dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn. Đó là những khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.
    • Có các ngư trường lớn trọng điểm (Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu hay ngư trường Hài Phòng – Quảng Ninh…)
  • Khó khăn
    • Nghể thuỷ sản đòi hỏi vốn rất lớn, trong khi phần lớn ngư dân còn nghèo. Vì vậy, quy mô ngành thuỷ sản còn nhỏ.
    • Ở nhiều vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm khá mạnh.

2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.

  • Do thị trường mở rộng mà hoạt động cùa ngành thuỷ sản trở nên sôi động.
  • Gần một nửa số tỉnh của nước ta giáp biển, hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh.
  • Khai thác hải sản: Sản lượng khai thác tăng khá nhanh, chủ yếu do tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu.
  • Nuôi trồng thuỷ sản: Nuôi trồng thủy sản gần đây phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá
  • Xuất khẩu thủy sản đã có bước phát triển vượt bậc là đòn bầy tác động đến toàn bộ các khâu khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.
  • Hiện nay, sản lượng khai thác vẫn chiếm tỉ trọng lớn, sản lượng nuôi trồng tuy chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhưng có tốc độ tăng nhanh.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Trang 34 sgk Địa lí 9

Dựa vào bảng số liệu 9.1, hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta?

Rừng sản xuất

Rừng phòng hộ

Rừng đặc dụng

Tổng cộng

4733,0

5397,5

1442,5

11573,0

Trang 36 sgk Địa lí 9

Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta phải  vừa khai thác vừa bảo vệ rừng?

Trang 36 sgk Địa lí 9

Hãy cho biết những khó khăn  do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác nuôi trồng  thủy sản?

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 37 sgk Địa lí 9

Hãy xác định trên hình 9.2 những vùng phân bố rừng chủ yếu?

Câu 2: Trang 37 sgk Địa lí 9

Hãy xác định trên hình 9.2, các tỉnh trọng điểm nghề cá?

Câu 3: Trang 37 sgk Địa lí 9

Căn cứ vào bảng 9.2, hãy vẽ biểu đồ biểu diễn thể hiện sản lượng thủy sản, thời kì 1990 – 2002?