Trong xã hội hiện đại ngày nay, yếu tố năng động và sáng tạo rất cần thiết đối với mỗi người. Bởi nó cách duy nhất để giúp con người vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh để vươn lên và đạt được những mục đích nhanh chóng. Để các bạn dễ năm bắt hơn, Trắc nghiệm Online mời các bạn đến với bài học “ năng động, sáng tạo”..
A. Kiến thức trọng tâm
I. Đặt vấn đề
1. Nhà bác học Ê – đi – xơn
2. Lê Thái Hoàng – một học sinh năng động, sáng tạo.
Gợi ý trả lời câu hỏi
a) Em có nhận xét gì về việc làm của Edixơn và Lê Thái Hoàng trong những câu chuyện trên? Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính năng động, sáng tạo của họ?
Việc làm của Edixơn và Lê Thái Hoàng trong những câu chuyện trên thể hiện là những người làm việc năng động, sáng tạo.
Cụ thể các biểu hiện:
- E – đi – xơn đã điều chỉnh ánh sáng để bác sĩ mỏ ruột thừa cho mẹ =>Sáng chế, phát minh những máy móc phục vụ cho đời sống
- Lê Thái Hoàng đã bằng sự say mê, nổi lực và ý chí quyết tâm cao trong học tập để nghiên cứu và tìm tòi ra cách giải toán mới hơn, nhanh hơn.
b) Theo em những việc làm đó đã đem lại thành quả gì cho Ê – đi – xơn và Lê Thái Hoàng?
Đối với Ê – đi – xơn:
- Nhờ đủ ánh sáng, mẹ của ông đã được cứu sống.
- Sáng chế, phát minh các công cụ có giá trị: đèn điện, máy ghi âm, điện thoại, máy chiếu phim, tàu điện.
Lê Thái Hoàng đã đạt các giải thưởng danh dự:
- 1998: Giải nhì toán quốc gia, huy chương đồng toán quốc tế lần thứ 39
- 1999: Huy chương vàng "Ô-lim-píc" toán Châu Á _ Thái Bình Dương, Huy chương vàng toán quốc tế lần thứ 40
c) Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong thời đại hiện nay?
- Năng động, sáng tạo giúp cho con người vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh để vươn lên và đạt được những mục đích nhanh chóng và tốt đẹp.
II. Nội dung bài học
* Khái niệm:
- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là say mê , tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có.
* Biểu hiện:
- Không tự bằng lòng với cái có sẵn, không bắt chước hoàn toàn cách làm đã có
- Luôn say mê, tìm tòi và phát hiện
- Linh hoạt xử lí các tình huống
- Tìm ra cách làm mới, sản phẩm mới, hiệu quả cao, độc đáo.
* Ý nghĩa:
- Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng, tốt đẹp.
- Nhờ năng động mà con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình, đất nước
* Mối quan hệ năng động và sáng tạo:
- Năng động là cơ sở để sáng tạo
- Sáng tạo là động lực để năng động.
* Cách rèn luyện
- Rèn luyện tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ
- Biết vượt qua khó khăn, thử thách
- Tìm ra cách tốt nhất, khoa học nhất để đạt được mục đích.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Theo em những hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động sáng tạo hoặc không năng động sáng tạo ? Vì sao ?
a. Trong giờ học các môn khác, Nam thường đem bài tập toán hoặc tiếng Anh ra làm.
b. Ngồi trong lớp, Thắng thường chú ý nghe thầy cô giảng bài, khi có điều gì không hiểu Thắng mạnh dạn hỏi ngay.
c. Trong học tập, bao giờ An cũng chỉ làm theo những điều thầy cô đã nói
d. Vì hoàn cảnh quá khó khăn nên anh Văn cho rằng mình cần phải làm bất cứ cách nào để tăng thêm thu nhập.
đ. Sau khi cân nhắc kĩ lưỡng, ông Thận quyết định xin vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất.
e. Mặc dù trình độ văn hoá không cao, song ông Luỹ luôn tự tìm tòi học hỏi để tìm ra cách làm riêng của mình.
g. Đang là sinh viên, song anh Quang thường hay bỏ học để làm kinh tế thêm.
h. Khi tìm hiểu bất cứ điều gì, Minh thường đặt câu hỏi “vì sao” và trao đổi lại với thầy cô, bạn bè hoặc tìm đọc thêm những sách báo có liên quan để tìm lời giải đáp
Câu 2. Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây ?
- Học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được
- Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài
- Chỉ hoạt động trong kinh doanh mới cần đến sự năng động
- Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của con người trong nền kinh tế thị trường.
- Người càng năng động, sáng tạo thì càng vất vả.
- Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của người lao động trong mọi thời đại.
Câu 3. Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính năng động sáng tạo ?
a. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình;
b. Dám làm những việc khó khăn mà người khác né tránh;
c. Biết suy nghĩ và tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau trong học tập và công việc ;
d. Có ý kiến riêng và bày tỏ ý kiến riêng của mình;
đ. Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn chỉ bảo.
Câu 4: Em hãy tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương năng động, sáng tạo của các bạn học sinh trong lớp trong trường hoặc ở địa phương em?
Câu 5: Vì sao học sinh phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo? Để rèn luyện đức tính đó cần phải làm gì?