Vị trí địa lí mang tính chiến lược, nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có, sự tồn tại các vấn đề dân tộc mang tính lịch sử, các tôn giáo với những tín ngưỡng khác biệt …đang là những nguyên nhân chính gây nên sự tranh chấp, xung đột kéo dài ở khu vực này. Sau đây, TracNghiem.Vn sẽ tóm tắt lại kiến thức và giải bài tập để các bạn nắm vững hơn..

A. Kiến thức trọng tâm

I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.

1. Tây Nam Á.

  • Nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi. Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.
  • Diện tích: 7 triệu km2
  • Dân số: 313 triệu người.
  • Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:
    • Khí hậu khô, nóng nhiều núi cao nguyên và hoang mạc.
    • Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ tập trung quanh vịnh Pec-xich.
  • Đặc điểm xã hội:
    • Nơi ra đời nhiều tôn giáo, nền văn minh.
    • Hiện nay đa số dân cư theo đạo Hồi nhưng bị chia rẽ thành nhiều giáo phái mất ổn định.

2. Trung Á

  • Vị trí địa lí: Nằm ở trung tâm châu Á, không tiếp giáp biển hay đại dương nào, án ngữ trên con đường tơ lụa. Có vị trí chiến lược về quân sự, kinh tế.
  • Diện tích: 5,6 triệu km2.
  • Số dân: 61,3 triệu người.
  • Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:
    • Khu vực giàu có về tài nguyên dầu khí, sắt, đồng, thủy điện, than, urani…
    • Khí hậu khô hạn => trồng bông và cây công nghiệp.
    • Các thảo nguyên chăn thả gia súc.
  • Đặc điểm xã hội:
    • Khu vực đa sắc tộc, mật độ dân số thấp.
    • Trừ Mông Cổ, đa số dân cư theo đạo Hồi.
    • Giao thoa văn minh phương Đông và Tây.

II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

1. Vai trò cung cấp cấp dầu mỏ

  • Trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới (Tây Nam Á chiếm 50% thế giới).
  • Nguồn năng lượng dầu mỏ của thế giới thiếu hụt do vậy khu vực trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc.
  • Nguồn lợi lớn từ dầu mỏ, cùng với vị trí chiến lược quan trọng là nguyên nhân gây ra nhiều xung đột và bất ổn ở khu vực này.

2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố

  • Nguyên nhân:
    • Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên.
    • Can thiệp của nước ngoài, các tổ chức cực đoan.
  • Thể hiện: xung đột dai dẳng của người Arab-Do thái.
  • Hậu quả: tình trạng đói nghèo ngày càng tăng.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Dựa vào hình 5.8, hãy tính lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của từng khu vực?

Câu 2: Nhận xét về hậu quả của các cuộc chiến tranh, xung đột trong khu vực Tây Nam Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.

Câu 3: Tìm trong bảng sau, các quốc gia lớn nhất, nhỏ nhất (về diện tích dân số) ở từng khu vực và xác định vị trí địa li, lãnh thổ của chúng trên bản đồ (hoặc Atlat Địa lí thế giới)

DIỆN TÍCH, DÂN SỐ CÁC QUỐC GIA Ở KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á – NĂM 2005

Tìm trong bảng sau, các quốc gia lớn nhất, nhỏ nhất (về diện tích dân số) ở từng khu vực và xác định vị trí địa li, lãnh thổ của chúng trên bản đồ (hoặc Atlat Địa lí thế giới)

Câu 4: Quan hệ giữa I-xra-en và Pa-le-xtin có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế - xã hội của cả hai quốc gia ? Để cùng phát triển, hai nước cần phải làm gì ?