Hôm nay, để giúp các bạn học sinh nắm rõ hơn về địa hình Việt Nam, chúng ta sẽ tiến hành học bài thực hành ngay dưới đây. Hi vọng, với bài học này, các bạn sẽ nắm vững hơn các sử dụng bản đồ nhất là bản đồ địa hình. chúng ta cùng bắt đầu bài học ngay bây giờ..
Căn cứ vào hình 28.1, hình 33.1 hoặc bản đồ địa hình trong Atlat Việt Nam, em hãy cho biết:
Câu 1: Đi theo vĩ tuyến 22°B, từ biên giới Việt – Lào đến biên giới Việt – Trung, ta phải vượt qua:
a. Các dãy núi nào?
b. Các dòng sông lớn nào?
Trả lời:
Đi theo vĩ tuyến 22°B, từ biên giới Việt – Lào đến biên giới Việt – Trung, ta phải vượt qua:
a. Vượt qua các dãy núi:
- Pu Đen Đinh
- Hoàng Liên Sơn
- Con Voi
- Cánh cung sông Gâm
- Cánh cung Ngân Sơn
- Cánh cung Bắc Sơn.
b. Vượt qua các dòng sông lớn:
- Sông Đà
- Sông Hồng
- Sông Chảy
- Sông Lô
- Sông Gâm
- Sông cầu
- Sông Kì Cùng.
Câu 2: Đi dọc kinh tuyến 108°Đ, đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải đi qua:
a. Các cao nguyên nào?
b. Em có nhận xét gì về địa hình và nham thạch ở các cao nguyên này?
Trả lời:
a. Đi dọc kinh tuyến 108°Đ, đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải đi qua các cao nguyên:
- Kon Tum,
- Đắk Lắc,
- Mơ Nông
- Di Linh.
b. Nhận xét địa hình và nham thạch ở các cao nguyên:
- Về địa hình: Các cao nguyên nằm ở độ cao khác nhau -> các cao nguyên xếp tầng.
- Nham thạch: Các cao nguyên được hình thành trên các loại đá bazan, trầm tích, gra-nit và biến chất, trong đó bazan là chủ yếu.
Câu 3: Cho biết quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau vượt qua các đèo lớn nào?
-Các đèo này có ảnh hưởng tới giao thông bắc – nam như thế nào? Cho ví dụ.
Trả lời:
- Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau vượt qua các đèo lớn:
- Đèo Sài Hồ
- Đeo Tam Điệp
- Đèo Ngang
- Đèo Hải Vân
- Đèo Cù Mông
- Đèo Cả.
- Các đèo này có ảnh hưởng lớn tới giao thông vận tải giữa các vùng, các tỉnh từ Bắc vào Nam. Gây trở ngại lớn đối với GT đường bộ , đường sắt. Dễ gây ra tai nạn giao thông , nhất là đối với các phương tiện GT đường bộ khi vượt đèo.