Nước và muối khoáng khi được rễ hấp thụ sẽ vận chuyển trong cây. Có hai dòng vận chuyển các chất trong cây: dòng mạch gỗ và dòng mạch dây..
I. Lý thuyết
1. Dòng mạch gỗ
a. Cấu tạo mạch gỗ (xilem)
- Gồm 2 loại tế bào chết: quản bào và mạch ống
- Cách sắp xếp các tế bào: đầu tế bào này gắn với đầu tế bào kia (sao cho lỗ của tế bào này khít với lỗ của tế bào kia) tạo thành ống dài từ rễ lên lá
b. Thành phần của dịch mạch gỗ
- Dịch mạch gỗ chủ yếu gồm: nước, các ion khoáng, chất hữu cơ (được tổng hợp ở rễ).
c. Động lực đẩy dòng mạch gỗ
- Có 3 động lực cho dòng mạch gỗ
- Lực đẩy (áp suất rễ)
- Lực hút do thoát hơi nước ở lá
- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
2. Dòng mạch rây
a. Cấu tạo mạch rây
- Gồm 2 loại tế bào sống: ống rây (tế bào hình rây) và tế bào kèm
b. Thành phần của dịch mạch rây
- Dịch mạch rây chủ yếu gồm: saccarozo, axit amin, hoocmon thực vật, một số ion khoáng (đặc biệt là K),...
c. Động lực của dòng mạch rây
- Chiều di chuyển của dịch mạch rây: từ lá xuống các cơ quan
- Động lực của dòng mạch rây: sự chênh lệch áp suất thầm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Trang 14 - sgk sinh học 11
Chứng minh cấu tạo cấu mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá?
Câu 2: Trang 14 - sgk sinh học 11
Động lực năng nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét?
Câu 3: Trang 14 - sgk sinh học 11
Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể tiếp tục đi lên được không, vì sao?
Câu 4: Trang 14 - sgk sinh học 11
Độnq lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?