Nước ta có nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, nó lại chưa được sử dụng hợp lí và khai thác tiềm năng phù hợp. Đây đang là bài toán mà nhà nước đang cần phải thực hiện. Cụ thể như thế nào, chúng ta sẽ đến với bài học lao động và việc làm. .
A. Kiến thức trọng tâm
1. Nguồn lao động
a. Thế mạnh
- Số lượng
- Nguồn lao động rất dồi dào 42,53 triệu người, chiếm 51,2% dân số (năm 2005) .
- Mỗi năm tăng thêm 1 tiệu lao động mới.
- Chất lượng
- Người lao động cần cù, ham học hỏi, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn liền với truyền thống dân tộc (nhất là trong các lĩnh vực NN, LN, NgN…) được tích lũy qua nhiều thế hệ, có khả năng tiếp thu KHKT.
- Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế. Hiện nay có 10 triệu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 25% lực lượng lao động, trong đó có khoảng 5,3% có trình độ CĐ, ĐH và trên ĐH.
b. Hạn chế
- Nhìn chung còn thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao.
- Nhiều lao động còn chưa qua đào tạo, chiếm tới 75%, thể lực yếu.
- Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
- Phân bố không đều cả về số lượng và chất lượng giữa các vùng và các ngành :
- Đại bộ phận tập trung ở đồng bằng và hoạt động trong nông nghiệp.
- Lao động có trình độ tập trung ở các thành phố lớn, chiếm khoảng 37,7% (năm 1998), còn ở khu vực nông thôn thì lao động có trình độ kỹ thuật chỉ chiếm có 8%.
- Miền núi và cao nguyên thiếu lao động, nhất là lao động có kĩ thuật. Điều này sẽ cản trở cho sự phát triển KT-XH theo hướng CNH-HĐH.
2. Cơ cấu lao động
a. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế:
- Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất.
- Xu hướng: giảm tỉ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhưng còn chậm.
b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế:
- Phần lớn lao động làm ở khu vực ngoài nhà nước.
- Tỉ trọng lao động khu vực 1 ngoài Nhà nước và khu vực Nhà nước ít biến động, lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng."
c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn:
- Phần lớn lao động ở nông thôn.
- Tỉ trọng lao động nông thôn giảm, khu vực thành thị tăng.
* Hạn chế.
- Năng suất lao động thấp.
- Phần lớn lao động có thu nhập thấp.
- Phúc lợi lao động xã hội còn chậm chuyển biến.
- Chưa sử dụng hết thời gian lao động.
3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết
a. Vấn đề việc làm:
- Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn.
- Năm 2005, cả nước có 2,1% lao động thất nghiệp và 8,1% thiếu việc làm, ở thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, mỗi năm nước ta giải quyết gần 1 triệu việc làm.
b. Biện pháp:
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động để khai thác tài nguyên hợp lí
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình để giảm tốc độ tăng dân số ở nông thôn
- Đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề ở nông thôn
- Đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề ở nông thôn
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Từ bảng 17.1, hãy so sánh và rút ra nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ở nước ta.
Câu 2: Từ bảng 17.3, hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta, giai đoạn 2000 – 2005.
Câu 3: Từ bảng 17.4, nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo nông thôn và thành thị nước ta.
Câu 4: Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta?
Câu 5: Hãy nêu một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay.
Câu 6: Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm, nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta nói chung và ở địa phương em nói riêng.