Nhằm hỗ trợ và thúc đẩy nền kinh tế phát triển, hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập với tên gọi là ASEAN. Vậy sự ra đời của tổ chức này đã thúc đẩy nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học dưới đây..
A. Kiến thức trọng tâm
I. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN
1. Sự ra đời của ASEAN
- ASEAN thành lập ngày 8/8/1967 gồm 5 quốc gia: Thái Lan, In đô nê xi a, Ma- lai – xi- a, Phi – lip –pin, Xin – ga –po.
- Số lượng thành viên ngày càng tăng, đến nay đã có 10 quốc gia thành viên.
- Quốc gia chưa tham gia ASEAN là Đông-ti-mo.
2. Mục tiêu ASEAN
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước thành viên.
- Xây dựng khu vực có nền hòa bình, ổn định.
- Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài.
- Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
3. Cơ chế hợp tác của ASEAN
- Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao…
- Thông qua ký kết các hiệp ước hai bên, nhiều bên hoặc các hiệp ước chung.
- Tổ chức các hội nghị
- Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
- Xây dựng khu vực thương mại tự do
- Thông qua hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực.
=> Đảm bảo cho ASEAN đạt được mục tiêu chính và mục đích cuối cùng là hòa bình, ổn định và cùng phát triển.
II. Thành tựu của ASEAN
- Tốc độ tăng trưởng khá cao
- Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định
- Đời sống nhân dân được cải thiện
- Phát triển thể thao, văn hóa…
III. Thách thức
1. Trình độ phát triển chênh lệch
- Trình độ phát triển không đều thể hiện qua GDP/người (2004):
- Xin-ga-po đạt 25207 USD
- Việt Nam đạt 553 USD
- Lào 423 USD
- Cam – pu- chia đạt 358 USD
=> ảnh hưởng đến mục tiêu giải quyết những sự khác biệt trong nội bộ và mối quan hệ giữa ASEAN và các tổ chức quốc tế khác.
2. Vẫn còn tình trạng đói nghèo
- Đây là thực trạng thật của các quốc gia trong ASEAN, mặc dù mức độ đói nghòe ở mỗi quốc gia có khác nhau.
3. Các vấn đề xã hội
- Đô thị hóa diễn ra nhanh à nhiều vấn đề phức tạp của xã hội.
- Các vấn đề khác như tôn giáo, sự hòa hợp dân tộc, dịch bệnh, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa hợp lí.
- Thất nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài. Các nước ASEAN cần cùng nỗ lực giải quyết ở cấp quốc gia, khu vực.
IV. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN
1. Việt Nam tham gia hiệp hội ASEAN
- Về kinh tế, giao dịch thương mại của Việt Nam trong khối đạt 30%
- Tham gia hầu hết các hoạt động về chính trị, văn hóa, giáo dục, xã hội, thể thao…
- Vị trí và vai trò của Việt Nam ngày càng được nâng cao.
2. Cơ hội và thách thức
* Cơ hội:
- Mở rộng thị trường: Thúc đẩy kinh tế phát triển
- Giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, trình độ KH – KT, thu hút vốn đầu tư nước ngoài…
- Tiếp thu khoa học để phát triển
* Thách thức
- Sự chênh lệch trình độ phát triển
- Sự chênh lệch về thể chế chính trị, sự cạnh tranh giữa các nước.
* Giải pháp
- Đón đầu, đầu tư và áp dụng các công nghệ tiên tiến để tăng sức mạnh cạnh tranh các sản phẩm.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Hãy cho biết, trong khu vực Đông Nam Á còn nước nào chưa gia nhập ASEAN?
Câu 2: Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?
Câu 3: Bằng hiểu biết của mình, hãy lấy ví dụ cụ thể minh họa cho một trong các cơ chế hợp tác để đạt được mục tiêu chung của ASEAN?
Câu 4: Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách gì để xóa đói giảm nghèo?
Câu 5: Nêu các mục tiêu của ASEAN?
Câu 6: Lấy ví dụ để chứng minh rằng việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lí là một trong những thách thức của ASEAN. Vần phải khắc phục những điều đó bằng những biện pháp nào?