Trong bài học trước, các em đã biết 3/4 dân số nước ta tập trung ở các vùng nông thôn. Sự tập trung dân số ở vùng nông thôn nói lên điều gì về ngành nông nghiệp nước ta? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu này thông qua bài “Nông nghiệp”..
Bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập kiến thức lý thuyết
- Hướng dẫn giải các bài tập
A. Kiến thức trọng tâm
1. Ngành trồng trọt
- Trồng trọt là ngành sản xuất chính, đóng góp 3/4 giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta.
- Các loại cây được trồng nhiều: Lúa gạo, cây ăn quả và cây công nghiệp.
CH: Dựa vào hình 1, em hãy:
- Kể tên một số cây trồng ở nước ta.
- Cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn cả?
Trả lời:
- Một số loại cây trồng ở nước ta là: lúa, chè, cà phê, cao su, cây ăn quả.
- Loại cây được trồng nhiều hơn cả đó chính là cây lúa.
CH: Em hãy quan sát hình 1, cho biết lúa gạo, cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su…) được trồng chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên hay đồng bằng?
Trả lời:
- Cây lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng
- Cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su…) được trồng chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên.
2. Ngành chăn nuôi
- Ngành chăn nuôi nước ta ngày càng phát triển
- Số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng lên
- Để ngành chăn nuôi phát triển ổn định, chúng ta cần phải chú ý đến phòng chống dịch bệnh.
CH: Em hãy kể tên một số vật nuôi ở nước ta? Dựa vào hình 1, em hãy cho biết trâu, bò, lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở vùng núi hay đồng bằng?
Trả lời:
- Tên một số vật nuôi ở nước ta như trâu, bò, lợn, gà, vịt…
- Trâu bò được nuôi nhiều ở vùng đồi núi.
- Lợn, gia cầm được nuôi ở vùng đồng bằng
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Trang 88 – sgk địa lí 5
Hãy kể tên một số loại cây trồng ở nước ta. Loại cây nào được trồng nhiều nhất?
Câu 2: Trang 88 – sgk địa lí 5
Dựa vào hình 1, em hãy hoàn thành nội dung phù hợp?