3. Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã.

- VD: Loài ếch vào mùa mưa do thời tiết mát mẻ, độ ẩm cao, nhiều mưa nên số lượng cá thể tăng cao. Nhưng khi mùa khô, thời tiết nóng, độ ẩm thấp, ít  mưa thì số lượng ếch giảm xuống.

- Hiện tượng khống chế sinh học là số lượng và sự phát triển của quần thể loài này phụ thuộc và sự số lượng và sự phát triển của quần thể loài khác trong 1 quần xã sinh vật.

+ Ý nghĩa: trong thực tế, các loài trong quần xã có mối quan hệ cạnh tranh với nhau sẽ tạo nên khống chế sinh học nhằm đảm bảo sự đáp ứng của môi trường với sinh vật.

+ Ứng dụng: loại trừ sâu bệnh trong trồng trọt như: Nuôi chim sâu để bảo vệ mùa màng, chim sâu sẽ khống chế sự phát triển của sâu ăn lá.

- Cân bằng sinh học là khi  số lượng cá thể luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường.