Có nên lùi giờ vào học? không thể áp đặt khung giờ chung cho cả nước

Gần đây nhiều phụ huynh tranh luận về thời gian vào lớp và ra về buổi sáng của học sinh. Trong đó nhiều người cho rằng nên lùi giờ học để các em có thời gian ăn sáng và ngủ đủ giấc. Vậy ý kiến của bạn ra sao. Cùng Trắc nghiệm online tìm hiểu rõ hơn dưới bài viết này nhé.

Phần lớn các trường đều vào lớp 7 giờ sáng 

Nhiều trường hiện đang cho học sinh vào lớp từ lúc 7h và ra về 16h15 hoặc 17h tùy vào từng khối. Chẳng hạn, tại Trường tiểu học Lý Nhân Tông (P.9, Q.8), HS vào lớp lúc 7 giờ, nếu HS không bán trú thì 10 giờ 35 phụ huynh đến đón con. Buổi chiều, 16 giờ 15 bắt đầu tan học, lớp 5 sẽ về trước tiên, HS lớp 1 sẽ về sau cùng vào lúc 16 giờ 45 để nhân viên bảo vệ nhà trường dễ quan sát, phụ huynh cũng đón con được an toàn hơn.

Nhiều trường tiểu học, THCS, THPT ở Q.Bình Thạnh, Q.Gò Vấp và các quận huyện khác, HS cũng vào lớp lúc 7 giờ.

Tranh luận giờ vào lớp và ra về

Rất rất đồng ý với việc lùi giờ học trễ hơn, sớm nhất là 7 giờ 30 để các cháu có thời gian ngủ và ăn uống thêm nhằm phát triển tốt hơn”, phụ huynh ý kiến.

Phụ huynh, học sinh mong được lùi giờ vào học trễ hơn để kịp ăn sáng, ngủ đủ giấc

Mấy hôm nay  nhiều phụ huynh xôn xao việc lùi giờ học của các bạn học sinh. Bình thường các bạn vào lớp 7 giờ và nhiều học sinh bàn chuyện lùi giờ và vì sao không cho học sinh vào học 7h30. Vậy lùi giờ học ở đây là sao, tức là thay vì giờ vào lớp của các con hiện nay là 6 giờ 45 hoặc 7 giờ, thì phụ huynh mong con được đi học trễ hơn, 7 giờ 30 hoặc 8 giờ hãy vào lớp.

Nhiều phụ huynh than phiền về việc vào lớp khá sớm, điều đó dẫn đến các em phải dậy sớm lúc 5h30 vệ sinh, ăn sáng, sau đó cả mẹ cả con phải chen qua dòng người, cùng hàng trăm bạn khác đến trường. Nhiều phụ huynh, chia sẻ, việc vào học quá sớm khiến các con đi học quá vất vả. Hình ảnh những em học sinh đầu tóc bù xù, mắt nhắm mắt mở ngồi phía sau xe máy không phải hiếm. Nhiều em còn phải vừa tranh thủ đi trên đường, mẹ lái phía trước, con phía sau cố ăn cho xong ổ bánh mì, hộp xôi. Chưa kể đến thời tiết biến đổi thất thường, mưa quá to cũng dẫn đến việc trễ học và ngủ dậy muộn.

Thức dậy sớm ăn sáng vội làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài trên lớp. Nói đến chuyện ngủ, nhiều phụ huynh xót con vì bị gọi dậy quá sớm. Trong khi trước đó, các con phải học bài, làm bài đến tận đêm khuya.

Với lứa tuổi học sinh, đêm thức khuya, sáng dậy sớm, chỉ ngủ 6, 7 tiếng không đủ để phát triển trí não và thể chất. Các mẹ tìm trên mạng sẽ ra, thiếu ngủ có thể khiến trẻ em hạn chế phát triển chiều cao, suy giảm trí nhớ, kém tập trung.

Không thể "áp" bài toán chung giờ vào học cho cả nước

Một giáo viên tâm lý ở trường THPT tại Hà Nội cho hay, việc "áp" thời gian vào học ở cấp phổ thông phải phù hợp với từng địa phương, từng đối tượng học sinh và thậm chí phù hợp với cả giờ giấc đi làm của bố mẹ. Thông thường các trường tư thục được tự chủ, họ sẽ dễ dàng hơn trong việc thay đổi giờ học bởi khối trường này có nhóm học sinh đồng nhất.

"Mỗi địa phương có các đặc trưng vùng khác nhau. Chúng ta không thể bắt buộc một khung giờ cho tất cả các trường hay nói cách khác, không thể áp bài toán chung cho cả nước", ông Nguyễn Cao Cường khẳng định.

Hiệu trưởng này đưa ra thí dụ, chẳng hạn có những trường đang vào học lúc 7h30 nhưng lùi xuống 8h. Học sinh vào học muộn 30 phút nghĩa là trong tuần khoảng 6-7 tiết phải đẩy lên buổi chiều. Như vậy, các em phải đi học thêm 2 buổi chiều nữa thì có thể thực hiện được.

Thế nhưng trường hợp có những trường đang phải chia ra hai ca vì thiếu trường lớp, việc đẩy lùi giờ muộn hơn không thể thực hiện được vì gặp nhiều khó khăn.

Một vấn đề rất quan trọng nằm ngoài tính toán khoa học là giờ học của các con phải phù hợp với giờ làm của bố mẹ.

"Vì vậy như tôi nói ngay từ đầu, cần có khảo sát và đồng thuận từ phụ huynh học sinh để có bài toán khả thi", Hiệu trưởng Nguyễn Cao Cường chia sẻ.

Đặt học sinh là trung tâm

Nhiều thầy cô trong lĩnh vực giáo dục cho rằng lấy học sinh làm trung tâm để thấu hiểu được hoàn cảnh sống của gia đình HS trước khi có những điều chỉnh giờ giấc.

Phụ huynh Nguyễn Thanh Bình có 2 con học tiểu học và THCS cho rằng giờ vào học hiện nay là phù hợp. “Cả thành phố có hàng triệu phụ huynh, là hàng triệu hoàn cảnh khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, không có phương án nào thỏa mãn cho 100%. Nhưng tôi nghĩ để trẻ bắt đầu tiết 1 lúc 7 giờ 30 là phù hợp. Trước đó phụ huynh có thể đưa con tới trường lúc 7 giờ, để các con ăn sáng, tập thể dục, chơi với bạn bè, ôn bài”, anh Bình nói.

Cô Phùng Lê Diệu Hạnh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hồng Đức, Q.8, cho biết HS vào học lúc 7 giờ 30, tan học trong khoảng từ 16 giờ đến 16 giờ 40 tùy khối lớp là hợp lý cho HS khi có thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, chuẩn bị giờ học và phụ huynh cũng có thể sắp xếp đón con.

Giờ học các trường tư thục, quốc tế thường trễ hơn

Trường song ngữ quốc tế HORIZON (HIBS - Cơ sở TP.HCM) vào học lúc 8 giờ. “Tan học lúc 15 giờ 30. Sau 15 giờ 30, nếu phụ huynh chưa đón, HS có thể chơi thoải mái tại trường tới 17 giờ”, anh Tuấn Nghĩa có con học lớp 2 và 3 tại trường cho biết.

HS Trường tiểu học, THCS, THPT Albert Einstein (AES), đại lộ Nguyễn Văn Linh, xã Phong Phú, H.Bình Chánh (TP.HCM) vào lớp lúc 8 giờ và tan trường lúc 16 giờ. Nếu phụ huynh chưa thể đến đón các con đúng 16 giờ thì các con có thể ở trường, có cô giáo trông tới 16 giờ 30.

Tại Trường quốc tế Á Châu (TP.HCM), HS có mặt trước 7 giờ 10 để tập trung, chuẩn bị vào học. Giờ tan trường được sắp xếp lệch nhau. Các ngày thứ hai, tư, sáu HS tan học lúc 16 giờ 30. Các ngày thứ ba, năm là 15 giờ 45. Còn phụ huynh Trường quốc tế Nam Mỹ (UTS) cho biết HS vào lớp lúc 8 giờ và ra về lúc 16 giờ 30.

Có thể vào học trễ hơn 30 phút

Bác sĩ Phan Thị Thanh Hà, Trưởng khoa Nhi - Nhiễm, Bệnh viện Q.8, TP.HCM, cho biết điều chỉnh giờ vào lớp, ra về của HS cũng cần phù hợp với giờ giấc làm việc của phụ huynh để có thể đưa đón con. Tuy nhiên, nếu có thể các trường cho HS vào trường từ 7 giờ để phụ huynh có thể đưa con đến rồi đi làm, nhưng 7 giờ 30 mới bắt đầu tiết học đầu tiên và từ 16 giờ 30 cho HS tan trường.

“Tôi từng gặp những hình ảnh HS ôm cha, mẹ rồi ngủ gục trên yên xe máy, hoặc vừa ngồi sau xe vừa ăn vội vàng hộp xôi, chiếc bánh mì, nhìn rất xót xa. Nếu được có 30 phút đầu giờ, học trò thêm thời gian ăn sáng, đọc sách, dò bài, trò chuyện với bạn, chơi các môn thể thao yêu thích, như vậy cũng giúp tiêu hóa đồ ăn, thư giãn đầu óc để tiếp thu bài tốt hơn”, bác sĩ Thanh Hà nói.

Theo bác sĩ Thanh Hà, để có thể vào học trễ 30 phút buổi sáng nhưng vẫn giữ nguyên giờ về của HS thì chương trình học cần giảm tải thực chất, không áp lực từ các bài kiểm tra, các kỳ thi.

Đến hiện tại thì tất cả vẫn chỉ dừng ở mức nêu ý kiến, mong mỏi thôi mọi người. Hy vọng trong thời gian tới sẽ sớm có một giờ học hợp lý nhất, vừa đảm bảo sự phát triển cho học sinh, vừa giúp cha mẹ đỡ nhọc nhằn trong việc đưa đón con. Hãy để lại ý kiến của bạn sau khi đọc xong bài viết này nhé, đừng quên theo dõi Trắc nghiệm online để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới nhất mõi ngày nhé.

Chia sẻ:

Bài viết liên quan

Nếu thời gian quay trở lại, em sẽ không bao giờ học thêm ở phổ thông
Học thêm hiện nay đối với nhiều bạn học sinh đã là vấn đề rất cần được quan tâm. Nhiều phụ huynh tỏ ra lo âu thời gian học trên trường về nhà lại còn phải học thêm các con không có thời gian sinh hoạt, thời gian vui chơi, tham gia các hoạt động xã hội.
Chủ tịch nước gửi thư chúc mừng nhân dịp khai giảng năm học 2022-2023
Nhân dịp khai giảng năm học 2022-2023, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư động viên, nhắn nhủ đến các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành giáo dục, các bậc phụ huynh, học sinh, sinh viên trên cả nước. 
Lịch tựu trường, ngày khai giảng học sinh trên cả nước
Bộ GD&ĐT vừa ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Đại học Cảnh sát nhân dân công bố điểm sàn
Theo công thức riêng dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 và bài thi đánh giá của Bộ Công an, trường Đại học Cảnh sát nhân dân lấy điểm sàn 70.
Bộ GD-ĐT sửa chương trình giáo dục phổ thông mới
Đối với chương trình môn Lịch sử cấp trung học phổ thông: Môn Lịch sử là môn học bắt buộc đối với tất cả học sinh, có thời lượng là 52 tiết/năm.