Ví dụ về phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa?.
Trong kinh tế hàng hóa, những người sản xuất hàng hóa có điều kiện sản xuất thuận lợi, mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thường xuyên thắng thế trong cạnh tranh sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên và có thể tiếp tục mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thuê lao động và ngày càng có, trở thành ông chủ.
Ví dụ: Chị Hoa mở công ty dệt vải ở một thi trấn, chị thuê nhân công ở nông thôn nên giá cả rẻ hơn thị trường. Bên cạnh đó, chị tìm được mối tơ tằm tại một số xưởng ươm ở nông thôn nên giá cả rất thấp. Vốn học ngành thiết kế, chị đã tạo ra được rất nhiều tấm vải lụa đẹp và thu hút khách hàng. Vì thế công ty của chị ngày càng làm ăn phát đạt và có xu hướng mở rộng.
Ngược lại những người sản xuất hoàng hóa không có điều kiện sản xuất thuận lợi, lại gặp rủi ro nên hao phí lao động cá biệt hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản, trở nên nghèo khó, phải đi làm thuê.
Ví dụ: Anh Ba đầu tư xưởng dệt may ở một địa điểm gần trung tâm thành phố nên giá thành cao, nhân công của công ty anh chủ yếu là con cháu của bà con anh em họ hàng nhờ gửi nên mức lương khá cao thấp quá anh Ba sợ khó ăn nói. Nguồn nguyên liệu anh chủ yếu phải nhập từ các vùng nông thôn lại thêm tiền vận chuyển. Công ty anh chủ yếu làm những loại vải bình thường trên thị trường nên có sức cạnh tranh rất mạnh. Do đó, làm được một thời gian, công ty anh Ba đã bị phá sản do thiếu vốn, anh Ba phải đi làm thuê cho một công ty khác.
=> Như vậy, cùng là sản xuất hàng hóa, xã hội đã phân hóa giàu nghèo