Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam?.
Những chính sách mà thực dân Pháp thi hành ởViệt Nam về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục:
- Về chính trị: Pháp xây dựng bộ máy nhà nước chặt chẽ từ trung ương đến địa phương và đều do Pháp chi phối.
- Về kinh tế:
- Nông nghiệp : Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất. Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.
- Công nghiệp : Tập trung khai thác mỏ than và kim loại. Sản xuất xi măng, gạch, ngói, điện, nước, chế biến gỗ .
- Giao thông vận tải : tăng cường xây dựng hệ thống giao thông.
- Về thương nghiệp : Nắm độc quyền thị trường. Đánh thuế nặng các mặt hàng, đặc biệt là muối, rượu và thuốc phiện.
- Tài chính: Đánh thuế nặng, đặt thêm thuế mới để tăng ngân sách.
- Về văn hóa – giáo dục:
- Giai đoạn đầu : vẫn duy trì nền giáo dục Hán học.
- Năm 1905 : Hệ thống giáo dục gồm 3 bậc học : Ấu học, Tiểu học và Trung học. Mở thêm trường, tăng thêm tiếng Pháp.
- Năm 1907: Mở trường Đại học Đông Dương để đào tạo người bản xứ phục vụ việc cai trị.