Tư liệu trên cho em biết điều gì về chính sách cai trị đất nước của Tần Thủy Hoàng?.

1/ Nhận xét chính sách cai trị đất nước của Tần Thủy Hoàng:

Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất lãnh thổ, tự xưng hoàng đế. Nhà Tần chia đất nước thành các quận, huyện, đặt các chức quan cai quan, lập ra triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc. Tần triều vô cùng coi trọng việc cai trị đất nước và quan lại. Trong đó, việc quản lý quan lại được Tần triều xem là một việc rất trọng yếu bởi bộ phận người này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, sự thịnh suy của đất nước. Để tăng cường tác phong và uy tín của quan lại, nhà Tần có pháp tắc nghiêm ngặt về tuyển chọn, bổ nhiệm chức vị, đồng thời có quy định nghiêm ngặt về sát hạch và thưởng phạt.

Để củng cố sự thống nhất đất nước, nhà Tần còn áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật chung trên cà nước.

Tần Thủy Hoàng luôn bị người đời sau xưng là “bạo chúa” và chính sách cai trị của ông cũng bị hậu thế liệt vào loại hà khắc nhất trong lịch sử.

2/ Nhà Tần đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc:

 

- Tần Thuỷ Hoàng là vị vua khởi đầu việc xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến tập quyền.

- Vua Tần xưng là Hoàng đế, là đấng tối cao có quyền hành tuyệt đối, quyết định mọi vấn đề của đất nước.

- Dưới vua có hệ thống quan văn, quan võ. Thừa tướng đứng đầu các quan văn, Thái uý đứng đầu các quan võ. Đây là hai chức quan cao nhất của triều đình để giúp Hoàng đế trị nước ; ngoài ra còn có các quan coi giữ tài chính, lương thực...

- Hoàng đế còn có một lực lượng quân sự lớn để duy trì trật tự xã hội, trấn áp các cuộc nổi dậy trong nước, tiến hành chiến tranh xâm lược với bên ngoài.

- Hoàng đế chia đất nước thành các quận, huyện; đặt các chức quan Thái thú (ở quận) và Huyện lệnh (ở huyện). Các quan lại phải hoàn toàn tuân theo mệnh lệnh của Hoàng đế và luật pháp của nhà nước.

- Nhiều giai cấp mới được hình thành. Quan hệ bóc lột giữa địa chủ và tá điền dần được xác lập.