Trình bày những thành tựu tiêu biểu về giáo dục của Đại Việt..

  • Những thành tựu tiêu biểu về giáo dục của Đại Việt:
    • Hệ thống giáo dục được mở rộng, chủ yếu nhằm đào tạo đội ngũ quan lại cho bộ máy chính quyền. Năm, 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài. Năm 1076, vua Lý cho mở Quốc Tử Giám để dạy học cho hoàng tử, công chúa. Từ thời Trần, triều đình lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập. Từ thời Lê sơ, con em bình dân học giỏi cũng được đi học, đi thi; hệ thống trường học mở rộng trên cả nước.
    • Về phương thức thi cử, tuyển chọn quan lại, nhà nước chính quy hóa việc thi cử để tuyển chọn người tài, thể lệ thi cử được quy định chặt chẽ, các kì thi được tổ chúc chính quy.
  • Vai trò của Văn Miếu - Quốc Tử Giám đối với sự phát triển văn minh Đại Việt: Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trung tâm giáo dục và đào tạo thời trung đại. Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã thực sự trở thành Trung tâm giáo dục cao nhất của nước Đại Việt. Ở đây không chỉ là nơi học tập của các nhà quản lý, lãnh đạo đất nước trong tương lai mà việc giáo dục đã được mở rộng. Trường đã được nâng cấp thành Viện, đứng đầu là quan Thượng thư. Tài liệu dùng trong trường là các kinh điển cao cấp của Nho giáo như: Tứ thư, Ngũ kinh. Nho sinh đến đây học tập để chuẩn bị tham gia các kỳ thi đại khoa giành học vị tiến sĩ – học vị học thuật cao nhất lúc bấy giờ. Vai trò là trung tâm giáo dục lớn nhất cả nước của Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xác lập và khẳng định từ thời Trần, tuy nhiên việc giáo dục và học tập được mở rộng, quy mô nhất vào thời Hậu Lê. Song song với việc mở rộng đối tượng Nho sinh, nâng cao trình độ học tập tại Quốc Tử Giám, triều đình còn áp dụng nhiều chính sách nhằm đề cao việc học tập, biểu dương thành tích của người học và dạy học tại đó. Ngoài việc đào tạo, Quốc Tử Giám còn có nhiệm vụ Bảo cử Giám sinh với triều đình để bổ dụng làm quan. Hàng năm, 4 tháng trọng, các quan ở Quốc Tử Giám tiến hành khảo hạch Giám sinh, đề cử những người trúng cách đề Bộ lại tuyển dụng khi cần. Văn Miếu – Quốc Tử Giám thời Lê Thánh Tông, có thể nói là một trung tâm giáo dục lớn, xứng tầm một trung tâm đào tạo cao cấp của đất nước. Về mặt kiến trúc, trường có đầy đủ cơ sở vật chất của một trường hiện đại thời đó: có giảng đường, hội trường lớn, ký túc xá cho 300 Giám sinh, nhà kho, thư viện. Về giảng dạy, học tập là những giảng viên, các nhà nho đạo đức trong sáng, học vấn uyên thâm; sinh viên là những người “nghiên cứu sinh” đã đỗ thi hương hoặc trúng từ 1 đến 3 kỳ thi hội (tạm coi tương đương tốt nghiệp đại học bây giờ) đến nhà Giám học tập, rèn luyện để tham gia thi hội và thi đình để trở thành tiến sĩ.