Trình bày những nét chính về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam..

- Những nét chính về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam:

  • Về tín ngưỡng, tôn giáo:
    • Tín ngưỡng: 
      • Có tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên, thực hiện nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp,...
      • Các tín ngưỡng phổ biến trong đời sống tinh thần của người Kinh là thờ cúng tổ tiên, thờ người có công với cộng đồng.
      • Các dân tộc thiểu số còn thờ nhiều vị thần tự nhiên, theo thuyết "vạn vật hữu linh", nhiều dân tộc thờ các vị thần nông nghiệp. 
    • Tôn giáo: Tại Việt Nam, có sự hiện diện của các tôn giáo lớn trên thế giới là Phật giáo, Đạo giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Công giáo.
      • Phật giáo: được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên và dần trở thành tôn giáo có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của các dân tộc. 
      • Hin-đu giáo: truyền bá vào Việt Nam từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên và có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiện nay, phần lớn dân tộc Chăm cư trú ở một số địa phương thuộc Tây Ninh, An Giang,....theo Hồi giáo. 
      • Công giáo: được truyền bá vào Việt Nam từ thế kỉ XVI và dần trở thành một trong những tôn giáo phổ biến trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
  • Về phong tục, tập quán, lễ hội:
    • Phong tục, tập quán:
      • Người Kinh có tục ăn trầu, nhuộm rằng đen, xăm mình,....Trong cưới xin, nghi lễ truyền thống trải qua các bước cơ bản. Việc tổ chức ma chay của người Kinh rất trang nghiêm, gồm nhiều nghi thức. 
      • Các dân tộc thiểu số có phong tục tập quán đa dạng. Một số dân tộc ở Tây Nguyên tổ chức gia đình theo mẫu hệ. Ở Nam Bộ, dân tộc Chăm cũng tổ chức gia đình theo kiểu mẫu hệ.
    • Lễ tết: 
      • Tết Nguyên đán là lễ tết lớn nhất trong năm của người Kinh. Ngoài ra, còn có các lễ tết truyền thống khác như: Rằm tháng Giêng, Thanh minh, Đoan ngọ,....
      • Các tộc người ở Tây Bắc tổ chức năm mới vào các thời điểm khác nhau. Các tộc người ở Tây Nguyên thường tổ chức lễ tết vào mùa xuân. Các tộc người Nam Bộ như người Khơ-me ăn tết Chol Chnam Thmay, người Hoa ăn tết Nguyên đán.
  • Về nghệ thuật:
    • Các loại hình biểu diễn nghệ thuật của người Kinh rất đa dạng, tiêu biểu như nghệ thuật múa rối nước, chèo, tuồng, đờn ca tài tử, ca trù, hát xoan,....
    • Mỗi dân tộc thiểu số có những làn điệu, điệu múa và nhạc cụ riêng. Người thiểu số vùng Tây Bắc ưa thích các làn điệu dân ca, múa, xòe,....; các dân tộc thiểu số ở Nam Bộ thường biểu diễn các điệu dân vũ. 

- Những nét nổi bật trong đời sống tinh thần dân tộc Tày:

  • Đàn tính: Đây là nhạc cụ truyền thống được dân tộc sử dụng trong các nghi lễ làm Then của đồng bào Tày, Nùng. Đàn tính gồm một hộp đàn làm bằng thân cây dâu mặt dán giấy kín để tạo âm thanh, cán dài gần l,2m được ráp rời thành 4 đoạn để khi di chuyển có thể tháo ra xếp lại tạo sự gọn gàng. Đây là một trong những loại nhạc cụ khá đặc biệt dùng trong bộ nhạc khí phục vụ cho nghệ thuật biểu diễn nghi lễ của người Tày, Nùng ở Đồng Nai.
  • Trang sức: Người Nùng đeo những đồ trang sức trên người như: vòng cổ, vòng tay, nhẫn... Trong số đó chiếc vòng tay rất đặc trưng vòng bằng đồng, hình tròn kín có hai đầu xoắn nhỏ kiểu lò xo gắn với vòng. Vòng tay ngày xưa thường được người Nùng sắm làm sính lễ cho con dâu trong đám cưới như một kỷ vật khi về nhà chồng. Vòng tay được đeo vào cùng với bộ trang phục truyền thống góp phần làm tăng thêm sự duyên dáng cho người phụ nữ Nùng.
  • Nhạc cụ: Vào dịp lễ hội, người Nùng sử dụng một số loại nhạc cụ như: mõ, trống, chiêng, tù và, chuông, khánh... để làm lễ cúng. Những dụng cụ này được thầy cúng sử dụng trong nghi lễ mang tính chất cầu an cho gia đình và cộng đồng. Cũng có khi nghi lễ được thầy cúng sử dụng trong đám tang hoặc chữa bệnh. Người Tày và Nùng là hai dân tộc sống cộng cư trên một địa bàn vì vậy, quá trình sống đan xen, tiếp thu văn hóa, đã tạo nên những sản phẩm văn hóa vừa đặc trưng vừa mang tính chất giao lưu với nhau. Có thể nói, bên cạnh văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất của người Tày, Nùng cũng khá phong phú và đa dạng. Tất cả đã góp phần tôn vinh thêm vẻ đẹp tự nhiên cũng như bản sắc văn hóa riêng biệt cho hai dân tộc này nói riêng vàđiểm tô cho văn hóa các dân tộc địa phương nói chung ở Đồng Nai thêm nhiều màu sắc.