Trắc nghiệm phần ba chương II: Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất .
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
A.Kinh tế nông nghiệp phát triển, kinh tế công nghiệp chậm phát triển
B.Xuất hiện những mầm mống của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nhưng manh mún và lệ thuộc vào Pháp
C.Thương nghiệp phát triển
D.Hệ thống đường giao thông được mở rộng
Câu 2. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tập trung vào
A. ngoại thương, quân sự và giao thông.
B. nông nghiệp, công nghiệp và quân sự.
C. phát triển kinh tế nông nghiệp và công thương nghiệp.
D. cướp đất lập đồn điền, khai mỏ, thu thuế và giao thông.
Câu 3. Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây?
A. Nhà báo, nhà giáo. B. Chủ các hãng buôn.
C. Học sinh, sinh viên. D. Tiểu thương, tiểu chủ.
Câu 4. Trước cuộc khi thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là
A.Địa chủ phong kiến và tiểu tư sản
B.Địa chủ phong kiến và tư sản
C.Địa chủ phong kiến và nông dân
D.Công nhân và nông dân
Câu 5. Đầu thế kỉ XX, mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam là gì?
A.Đòi quyền lợi kinh tế B.Đòi quyền lợi giai cấp
C.Đòi quyền lợi dân tộc D.Đòi quyền tự do, dân chủ
Câu 6. Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách nào ngay từ khi tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam?
A.Chính sách “chia để trị”
B.Chính sách “dùng người Pháp trị người Việt”
C.Chính sách “đồng hóa” dân tộc Việt Nam
D.Chính sách “khủng bố trắng” đối với những người chống đối
Câu 7. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thực dân Pháp chưa đầu tư xây dựng ngành giao thông
A. đường hàng không. B. đường thủy.
C. đường sắt. D. đường bộ.
Câu 8. Giai cấp hay tầng lớp nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và bị khổ cực trăm bề trong thời gian thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A.Tầng lớp tư sản dân tộc B. Tầng lớp tiểu tư sản
C.Giai cấp công nhân D.Giai cấp nông dân
Câu 9. Xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất mang tính chất
A. xã hội phong kiến
B. xã hội tư bản chủ nghĩa.
C. xã hội thuộc địa.
D. xã hội thuộc địa nửa phong kiến
Câu 10. Hệ quả lớn nhất trong chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là:
A.Nền kinh tế phát triển rõ rệt
B.Công nghiệp phát triển
C.Cơ cấu kinh tế ít nhiều có sự biến chuyển, cơ cấu xã hội biến đổi sâu sắc
D.Phong trào yêu nước phát triển mạnh
Câu 11. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện các giai cấp và tầng lớp xã hội mới, đó là
A.Địa chủ nhỏ và công nhân
B.Công nhân, tư sản dân tộc và tiểu tư sản
C.Công nhân, nông dân và tư sản dân tộc
D.Công nhân, nông dân và tiểu tư sản
Câu 12. Giai cấp nào ra đời trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam và trở thành lực lượng đông đảo của cách mạng?
A. Tư sản dân tộc B.Công nhân
C. Nông dân D.Tiểu tư sản
Câu 13. Vì sao phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX còn mang tính tự phát?
A.Vì họ đấu tranh chưa mạnh mẽ, chưa kiên quyết
B.Vì họ đấu tranh chỉ đòi quyền lợi về kinh tế
C.Vì họ chưa quan tâm đến việc đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ
D.Vì sự đàn áp dã man của thực dân Pháp
Câu 14. Lực lượng xã hội nào đã tiếp thu luồng tư tưởng mới bên ngoài vào Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A.Nông dân
B.Công nhân
C.Sĩ phu yêu nước tiến bộ và các tầng lớp nhân dân đô thị
D.Sĩ phu yêu nước
Câu 15. Khác với giai cấp nông dân, tầng lớp tư sản có:
A. cách mạng triệt để nhất.
B. thái độ cách mạng triệt để.
C. không kiên định, dễ thỏa hiệp.
D. Hợp tác chặt chẽ với thực dân Pháp
Câu 16. Vì sao dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã tạo ra điều kiện mới bên trong cho cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới?
A. Vì làm cho kinh tế Việt Nam kiệt quệ.
B. Vì làm kinh tế Việt Nam phát triển hơn trước.
C. Vì đã tạo ra những chuyển biến mới về kinh tế - xã hội.
D. Vì đã du nhập phương thức sản xuất tiến bộ vào nước ta
Câu 17. Vì sao thực dân Pháp không chú trọng đầu tư khai thác công nghiệp nặng?
A. Pháp không đủ điều kiện khoa học kỷ thuật.
B. Pháp đã đầu tư hết vốn vào các ngành khác.
C. đây là ngành có vốn đầu tư lớn và khó thu lại lợi nhuận.
D. nước ta thiếu những quặng kim loại để phục vụ phát triển công nghiệp nặng.
Câu 18. Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, công nhân Việt Nam chỉ dừng lại ở đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế?
A. Vì số lượng còn ít do mới ra đời
B. Vì đời sống vật chất còn thiếu thốn.
C. Vì chưa được giác ngộ lý luận cách mạng.
D. Vì bị sự quản lý chặt chẻ của thực dân Pháp.
Câu 19. Tiêu biểu cho khuynh hướng cứu nước theo con đường dân chủ tư sản đầu TK XX là
A. Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế. B. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền.
C. Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. D. Thái Phiên, Trần Cao Vân.
Câu 20. Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giái phóng dân tộc bằng con đường nào?
A.Cải cách kinh tế, xã hội
B.Duy tân để phát triển đất nước
C.Bạo lực để giành độc lập dân tộc
D.Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang
Câu 21. Phan Bội Châu và các đồng chí của ông chủ trương thành lập Hội Duy tân nhằm mục đích gì?
A.Đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam
B.Duy tân làm cho đất nước cường thịnh để giành độc lập
C.Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ phong kiến, hành lập chính thể cộng hòa
D.Đánh đổ ngôi vua, phát triển lên tư bản chủ nghĩa
Câu 22. Vì sao Phan Bội Châu chuyển từ chủ trương “ Quân chủ lập hiến” sang chủ trương “Cộng hòa dân quốc” ?
A. Ảnh hưởng “chủ nghĩa Tam dân” của Tôn Trung Sơn.
B. Ảnh hưởng từ cuộc Duy tân Minh Trị.
C. Ảnh hưởng tư tưởng « Tự do – Bình đẳng – Bác ái » của cách mạng tư sản Pháp.
D. Ảnh hưởng phong trào Duy tân do Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi lãnh đạo.
Câu 23. Vì sao phong trào Đông du tan rã (1908)?
A.Phụ huynh đòi đưa con em về nước trước thời hạn
B.Đã hết thời gian đào tạo, học sinh phải về nước
C.Phan Bội Châu thấy không có tác dụng nên đưa học sinh về nước
D.Chính phủ Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương, trục xuất số lưu học sinh Việt Nam, kể cả Phan Bội Châu
Câu 24. Việt Nam Quang phục hội đã có những hoạt động gì để gây tiếng vang trong nước và thức tỉnh đồng bào?
A.Tổ chức tuyên truyền vận động đối với quần chúng cách mạng trong nước
B.Mở lớp huấn luyện đội ngũ cán bộ tại Quảng Châu
C.Cử người bí mật về nước trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, kể cả Toàn quyền Anbe Xarô và những tên tay sai đắc lực
D.Tiến hành bạo động vũ trang ở trong nước
Câu 25. Nội dung nào thể hiện đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh?
A.Tiến hành chống Pháp và phong kiến dựa vào tầng lớp nhân dân, giành độc lập dân tộc
B.Tiến hành cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập
C.Dựa vào Nhật để đánh Pháp giành độc lập dân tộc
D.Tiến hành khởi nghĩa vũ trang, khôi phục độc lập cho nước Việt Nam
Câu 26. Tại sao Phan Châu Trinh lại chủ trương cải cách?
A.Do sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trên thế giới
B.Do xu hướng giải phóng dân tộc bằng khởi nghĩa vũ trang trước đó thất bại
C.Do thất bại của phong trào Đông Du
D.Do tư tưởng cải cách trên tg lúc bấy giờ xâm nhập mạnh vào Việt Nam
Câu 27. Trong giáo dục, cuộc vận động Duy tân đã chú trọng:
A.Thay đổi nội dung học tập, chú ý đến các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật
B.Tiến hành cải cách giáo dục, dạy nhiều nội dung lịch sử, văn học
C.Mở trường học theo lối mới, dạy chữ Quốc ngữ, dạy các môn học mới
D.Sử dụng chữ Nôm, không dạy chữ Hán
Câu 28. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là
A. chưa có sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.
B. chính quyền thực dân phong kiến còn quá mạnh.
C. chưa có tổ chức lãnh đạo sáng suôt và phương pháp cách mạng đúng đắn.
D. chưa xác định đúng kẻ thù của dân tộc.
Câu 29. Đông Kinh nghĩa thục là một cuộc vận động yêu nước có nội dung chủ yếu là
A.Cuộc vận động văn hóa lớn, đưa đất nước thoát khỏi hủ tục lạc hậu
B.Cuộc cải cách kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu
C.Cải cách xã hội, đưa xã hội phát triển toàn diện
D.Cải cách văn hóa – xã hội, gắn liền với giáo dục long yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách ngoại xâm
Câu 30. Để phục vụ cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp ở Đông Dương đã thực hiện chính sách gì?
A.Khuyến khích nhân dân ta tích cực sản xuất nông nghiệp để tăng nguồn lương thực
B.Tăng cường đầu tư sản xuất công nghiệp
C.Tăng thuế để tăng nguồn thu ngân sách
D.Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế, mua công trái, đưa lương thực, nông sản, kim loại sang Pháp
Câu 31. Chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho việc trao đổi hàng hóa giữa Pháp với Đông Dương thế nào?
A.Hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương giảm
B.Hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương tăng lên
C.Hàng hóa xuất khẩu từ Đông Dương sang Pháp giảm
D.Hàng hóa xuất khẩu từ Đông Dương sang Pháp tăng lên
Câu 32. Yếu tố nào tác động đến tình hình xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A.Chính sách về kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam
B.Những biến động về kinh tế ở Việt Nam
C.Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam
D.Pháp là một bên tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
Câu 33. Nguyên nhân nào dẫn đến đời sống củ nông dân Việt Nam này càng bần cùng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A.Pháp chuyển sang độc canh cây công nghiệp phục vụ chiến tranh
B.Không quan tâm phát triển nông nghiệp
C.Nạn bắt lính đưa sang chiến trường châu Âu, nạn chiếm đoạt ruộng đất, sưu cao thuế nặng
D.Hạn hán, lũ lụt diễn ra thường xuyên
Câu 34. Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất thực dân Pháp cũng cố hệ thống quan lại ở đâu?
A. Nam Kỳ. B. Bắc Kỳ.
C. Trung kỳ. D. Trên cả 3 kỳ.
Câu 35. Trong những năm diễn ra chiến tranh thế giới thứ nhất, toàn quyền Đông Dương tuyên bố điều gì trên lĩnh vực kinh tế Việt Nam?
A. Việt Nam phải có nghĩa vụ nộp hết ruộng đất cho địa chủ người Pháp.
B. Việt Nam phải có nghĩa vụ đóng góp sức người, sức của cho “nước mẹ tham chiến”.
C. Việt Nam phải chi phí cho chiến trường nước Pháp trong lúc có chiến tranh.
D. Việt Nam được Pháp đầu tư phát triển kinh tế.
Câu 36. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào ở Việt Nam tăng nhanh về số lượng?
A. Công nhân. B. Nông dân.
C. Tư sản dân tộc. D. Tầng lớp tiểu tư sản.
Câu 37. Tổ chức Việt Nam Quang phục hội mở hoạt động trở lại khi nào?
A. Khi Phan Bội Châu bị bắt.
B. Khi Phan Bội Châu bị giam lỏng ở Huế
C. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
D. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
Câu 38. Với chính sách cai trị theo kiểu thực dân cũ của Pháp thì mọi quyền hành ở Việt Nam tập trung trong tay
A. thống sứ người Pháp.
B. vua quan nam Triều.
C. chính phủ Pháp.
D. thống sứ người Pháp và chính quyền Nam triều.
Câu 39. Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam là gì?
A. Đập phá mấy móc, đốt công xưởng.
B. Bãi công đòi tăng lương giảm giờ làm.
C. Bỏ việc, phá giao kèo, đánh lại cai thầu, đưa đơn yêu cầu, tham gia khởi nghĩa, bãi công.
D. Từ bãi công tiến tới tổng bãi côngđể đòi quyền lợi kinh tế.
Câu 40. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam như thế nào?
A. Bị Pháp chèn ép nên không phát triển được.
B. Có điều kiện để phát triển kinh tế và tăng nhanh về số lượng.
C. Bị phá sản vì không cạnh trạnh nổi với tư sản mại bản.
D. Bị phong kiến kìm hãm nên không phát triển.
Câu 41. Các tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm những thành phần nào trong xã hội?
A. Tiểu chủ,tiểu thương, tiểu nông.
B. Học sinh, sinh viên, dân nghèo.
C. Tiểu chủ, tiểu thương, công chức, học sinh, sinh viên.
D. Trí thức, tiểu thương, tiểu công, tiểu nông, thợ thủ công.
Câu 42. Tại sao chính quyền thực dân Pháp cố gắng khôi phục, duy trì và mở rộng cơ sở công nghiệp ở Việt Nam?
A. Để thu được nhiều lợi nhuận phục vụ cho chiến tranh
B. Đề bù đắp cho công nghiệp chính quốc
C. Có cơ sở đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam
D. Khai thác tối đa tài nguyên, thiên nhiên Việt Nam.
Câu 43. Giải thích vì sao các cơ sở sản xuất, buôn bán, giao thông vận tải,của người Việt Nam được cũng cố, mở rộng và xuất hiện nhiều cơ sở mới?
A. Do chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho hàng hóa từ pháp đưa sang Việt Nam giảm sút.
B. Do Việt Nam có điều kiện phát triển các nghề trên.
C. Do Pháp không vận chuyển hàng hóa từ chính quốc sang Việt Nam.
D. Do Việt Nam có thị trường rộng lớn.
Câu 44. Vì sao trong chiến tranh thế giới thứ nhất sức sản xuất của nông dân ở nông thôn Việt Nam bị giảm sút?
A. Do Pháp bốc lột nặng nề, nạn đói thường xuyên xảy ra.
B. Nông dân bị đói khổ, không còn sức sản xuất.
C. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
D. Pháp bắt nông dân đi lính đánh thuê cho Pháp.
Câu 45. Vừa mới ra đời giai cấp công nhân Việt Nam đã tiếp thu được điều gì?
A. Học thuyết của chủ nghĩa Mác-lênin.
B. Tư tưởng của cách mạng tháng Mười Nga.
C. Truyền thống yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của dân tộc ta.
D. Tư tưởng của các trào lưu cứu nước ở các nước thuộc địa.
Câu 46. Theo em, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ngoài thực dân Pháp còn có giai cấp nào trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?
A. Giai cấp nông dân. B. Giai cấp công nhân.
C. Giai cấp địa chủ phong kiến. D. Giai cấp tư sản dân tộc.
Câu 47. Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam sớm bước lên vũ đài đấutranh chống thực dân Pháp?
A. Họ là lực lượng cách mạng đông đảo và hăng hái nhất ở Việt Nam
B. Bị thưc dân Pháp áp bức, bốc lột nặng nề nhất.
C. Vì họ đại diện cho giai cấp tiên tiến nhất Việt Nam
D. Tăng nhanh về số lượng.
Câu 48. Vì sao Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cách mạng mà các vị tiền bối đã chọn?
A. Con đường của họ không có nước nào áp dụng.
B. Con đường của họ là con đường cách mạng tư sản.
C. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của các con đường cứu nước đó.
D. Con đường cứu nước của họ chỉ đóng khung trong nước, không thoát khỏi sự bể tắc của chế độ phong kiến.
Câu 49. Bài học lớn nhất cho phong trào cách mạng trong những năm 1914-1918 là:
A. Có hình thức đấu tranh phong phú.
B. Quy mô rộng lớn.
C. Thu hút được nhiều giai tầng tham gia.
D. Có đường lối đấu tranh đúng đắn.
Đáp án tham khảo
1 - B |
2 - D |
3 - B |
4 - C |
5 - A |
6 - A |
7 - A |
8 - D |
9 - D |
10 - C |
11 - B |
12 - B |
13 - B |
14 - C |
15 - C |
16 - C |
17 - C |
18 - C |
19 - C |
20 - C |
21 - A |
22 - A |
23 - D |
24 - C |
25 - B |
26 - D |
27 - C |
28 - C |
29 - D |
30 - D |
31 - A |
32 - C |
33 - C |
34 - B |
35 - B |
36 - A |
37 - C |
38 - A |
39 - C |
40 - B |
41 - C |
42 - B |
43 - A |
44 - D |
45 - C |
46 - C |
47 - B |
48 - C |
49 - D |
50 |