Tìm hiểu vài nét đặc trưng của tranh thủy mặc Trung Quốc.

- Vài nét đặc trưng của tranh thủy mặc Trung Quốc:

+ Tranh thủy mặc Trung Quốc là một loại hình hội họa có từ lâu đời, được coi là quốc họa của Trung Quốc (thủy là nước, họa là mực). Tranh được vẽ bằng bút lông, dùng mực nước hay còn gọi là mực nho, trên giấy xuyến (loại giấy làm thủ công nhưng rất cao cấp, trắng, mịn) hoặc lụa. Khi mực đã được vẽ lên giấy thì không thể tẩy xóa được. Vì vậy, để thể hiện được một tác phẩm sinh động, có hồn, người họa sĩ phải siêng năng rèn luyện kĩ thuật tạo hình, cách cầm và sử dụng bút vẽ, đồng thời phải tu dưỡng đạo đức, cốt cách, bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn và chiều sâu nội tâm mới có thể sáng tạo nên những tác phẩm sống động, tự nhiên mang đến cho người xem nhiều cảm xúc về những kiến thức và tinh thần tiềm ẩn trong tranh.

+ Tranh thủy mặc Trung Quốc được chia ra làm hai loại: tranh màu tả thực và tranh thủy mặc

  • Tranh màu tả thực: có lối vẽ hết sức chi tiết, sát với cảnh thực. Tranh được họa sĩ dùng nét diễn tả tới từng chi tiết của cảnh vật, sau đó tiến hành vẽ màu. Phần màu dùng cho lối hội họa này phần nhiều là các loại chất khoáng, vì vậy, qua nhiều năm bảo tồn, màu sắc tranh vẫn tươi nguyên. Loại tranh này có tính thẩm mĩ cao, hào hoa,  trang trọng, bề thế và quý phái.
  • Tranh thủy mặc: thường có đường nét giản đơn, diễn tả ngụ ý về cảnh, vật. Tranh áp dụng các thủ pháp: khái quát, khuếch đại, vận dụng suy tưởng để gửi gắm tình cảm, cá tính của mình vào đối tượng được phác họa. Tranh thuộc họa phái này mang tính tức cảnh, tùy hứng, nhấn mạnh hiệu quả bất  ngờ, ngẫu nhiên, vì thế các tác phẩm rất khó sao chép lại.