Tìm hiểu các kĩ thuật nhân giống hoa cúc khác, kĩ thuật trồng hoa cúc trên đồng ruộng, các loại sâu bệnh thường gây hại trên hoa cúc và biện pháp phòng trừ.

Kĩ thuật nhân giống hoa cúc khác là: Nhân giống cúc bằng phương pháp tỉa chồi

Kĩ thuật trồng hoa cúc trên đồng ruộng:

  • Thời vụ trồng: 1 - 5/10. Cần theo dõi dự báo thời tiết, nếu vụ đông rét ít thì trồng muộn hơn so với thời vụ 3 - 5 ngày. Nếu vụ đông rét nhiều trồng sớm hơn 2 - 3 ngày.
  • Đất trồng: Cát pha hoặc thịt nhẹ giàu mùn, tưới tiêu thuận lợi.
  • Tiêu chuẩn cây giống: Cần mua cây giống từ các cơ sở nhân giống hoa cúc uy tín để có được cây giống trẻ về tuổi sinh lý và mập khỏe, sạch bệnh, tối thiểu có 4 - 6 rễ, cây cao 6 - 8cm.
  • Phân bón/1 sào Bắc bộ: 800 - 1.000kg phân chuồng hoai; 25 - 30kg lân supe; 4 - 5kg clorua kali; 20 - 25kg vôi bột; 2 - 3kg đạm urê và 6-7kg NPK Đầu trâu xanh 16-16-13.

Kỹ thuật trồng, chăm sóc:

  • Ruộng cày phơi ải 7 - 10 ngày, làm nhỏ đất, lên luống rộng 1 - 1,2m, cao 20 - 25cm, rãnh luống 30cm. Rẽ đất mặt luống trồng cây, hàng cách hàng 14cm, cây cách cây 10cm, mật độ 1,5 - 1,7 vạn cây/sào. Trồng chìm toàn bộ phần rễ cây, nén nhẹ gốc cây, tưới nước ngày 2 lần (sáng, tối) tới khi cây bén rễ hồi xanh.
  • Phân bón lót: Vôi bột bón kết hợp cày lật đất. 50% phân chuồng + 50% phân lân trộn đều với đất mặt luống, san phẳng, tiến hành trồng cây.
    • Bón thúc lần 1: Khi cây bén rễ hồi xanh phun bón lá Siêu lân 2 lần cách nhau 7 ngày.
    • Bón thúc lần 2 (sau trồng 10 ngày): 100% lượng đạm urê + 100% lượng clorua kali pha loãng tưới.
    • Bón thúc lần 3 (sau trồng 25 ngày): 100% lượng NPK Đầu trâu, rắc mặt luống kết hợp tưới nước.
    • Bón thúc lần 4 (sau trồng 40 ngày): Hết số phân chuồng, phân lân còn lại.
    • Ngoài ra, từ sau trồng đến cây phân hóa mầm hoa, định kỳ 7 ngày/1 lần phun bón lá Atonik.

Các loại bệnh hại trên cây hoa cúc và biện pháp phòng chữa là:

Tên bệnh

Biểu hiện

Cách phòng trừ

Đốm đen

Chấm nhỏ màu nâu đen trên lá. Sau to dần thành những đốm tròn hoặc bầu dục…

Có thể tham khảo sử dụng một số thuốc có hoạt chất Chlorothalonil, Azoxystrobin để phun cho cây.

Đốm nâu

Vết bệnh thường lan từ mép lá vào trong phiến lá, hình tròn hoặc hình bán nguyệt, hình bất định màu nâu xám hoặc nâu đen. Bệnh nặng vết bệnh rất lớn làm lá vàng dễ rụng.

Vệ sinh đồng ruộng, thu gom lá bệnh tiêu hủy.

Sử dụng thuốc sau để phòng trừ: Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750 WG)

Đốm vàng

Vết bệnh hình tròn hoặc hình bất định, màu xám nâu hoặc xám đen. Vết bệnh thường lan từ  mép lá, chót lá vào trong phiến lá, xung quanh có quầng vàng rộng.

Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng

Sử dụng thuốc Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750WG) để phòng trừ.

Héo vàng

Vết bệnh xuất hiện ở phía gốc thân, tạo thành các vết màu nâu đen, biểu bì chỗ vết bệnh hơi phình lên sau đó nứt ra, khi ẩm ướt chỗ vết nứt có lớp sợi nấm màu trắng.

Vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy triệt để tàn dư cây trồng

Sử dụng thuốc sau để phòng trừ:

  • Dazomet (Basamid Granular 97MG);
  • Oxytetracycline + Streptomycin (Miksabe 100WP);

Khô lá

Lá bị bệnh biến màu, đồng thời xuất hiện các đốm vàng nhạt hoặc vàng nâu phân biệt rõ rệt với gân lá. Đốm bệnh lớn dần làm lá xoăn và khô héo.

Vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ lá, chồi và hoa bị bệnh tiêu hủy.

Sử dụng các loại thuốc BVTV sau để phòng trừ:

  • Chitosan (Tramy 2 SL)
  • Cytokinin (Geno 2005 2 SL)