Tiểu thuyết hiện đại khác với tiểu thuyết trung đại như thế nào? Những yếu tố nào của tiểu thuyết trung đại tồn tại trong tiểu thuyết....
Sự khác biệt giữa tiểu thuyết trung đại và tiểu thuyết hiện đại:
- Tiểu thuyết trung đại
- Sử dụng cả chữ Hán và chữ Nôm, chủ yếu là chữ Hán vì chữ Hán được xem là chữ quốc ngữ thời trung đại, mãi đến cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX với truyện Kiều của Nguyễn Du, chữ Nôm mới khẳng định được vị trí của mình.
- Các tiểu thuyết trung đại chú ý tới chi tiết, sự việc. Có nhiều tác phẩm, tác giả chỉ cần sử dụng một hành động cũng có thể nêu được bản chất và khắc sâu trong trí nhớ của người đọc về nhân vật ấy. Ví dụ như tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái tác giả chỉ sử dụng một chi tiết Nguyễn Thị Huệ đập vỡ viên ngọc quý mà Chúa lúc nào cũng đeo bên mình để hả giận đã cho người đọc thấy được đó là con người ỷ được chúa yêu chiều mà lộng hành, kiêu kì. Còn chúa Trịnh Sâm là một kẻ háo sắc, nhu nhược. Hay chi tiết về Đặng Mậu Lân - em trai của Huệ, quây màn hãm hiếp con gái nhà lành giữa kinh đô đông đúc đã cho khắc họa được chân dung của một kẻ ngỗ ngược, ỷ thế chị làm điều xằng bậy, càn rỡ, không coi ai ra gì.
- Cốt truyện của tiểu thuyết trung đại đơn giản, đơn tuyến. Truyện phát triển theo trình tự thời gian, sự kiện nào có trước được kể trước, sự việc nào có sau kể sau. Gần như không có sự đảo lộn thời gian và sự việc trong tác phẩm.
- Vì chú trọng vào chi tiết, sự việc nên tâm lí và dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật chỉ là sơ lược.
- Các truyện thường được kể theo ngôi thứ 3, tức người kể chuyện là người có mặt ở khắp mọi nơi trong câu chuyện và như chứng kiến toàn bộ câu chuyện ấy
- Truyện được kết cấu theo lối chương hồi
- Tiểu thuyết hiện đại
- Được viết bằng chữ quốc ngữ - chữ của dân tộc
- Các tác phẩm đặc biệt chú ý tới việc khai thác thế giới bên trong của nhân vật: tâm trạng, cảm xúc, sự biến đổi tinh vi trong nhận thức của con người. Điều này cũng làm nên đặc sắc của tiểu thuyết hiện đại: con người được nhìn nhận trong cái nhìn đa diện, nhiều chiều, trong cuộc đấu tranh với chính mình để hoàn thiện bản thân.
- Truyện có thể được kể theo trình tự thời gian tuyến tính hoặc có thể bị đảo lộn thời gian (kể về hiện tại trước rồi mới quay lại kể về quá khứ), theo sự phát triển của tâm lí nhân vật.
- Nhân vật được xây dựng là con người phức tạp, đa dạng trong suy nghĩ, cảm xúc, cái xấu và cái ác luôn tồn tại cùng với cái tốt, cái lương thiện buộc con người phải đấu tranh với nó.
- Ngôi kể trong truyện đa dạng: ngôi thứ ba, ngôi thứ nhất hoặc kết hợp nhiều ngôi kể trong cùng một tác phẩm
- Truyện được kết cấu theo lối chương, đoạn
Những yếu tố của tiểu thuyết trung đại tồn tại trong tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh
- Có khai thác tâm lí nhân vật Trần Văn Sửu xong việc đi sâu khai thác sự phức tạp trong cảm xúc, biến đổi trong suy nghĩ, cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật vẫn còn sơ sài, đơn giản
- Truyện được kể theo ngôi thứ 3, những lời bình luận xen vào còn đơn giản, vụng về, không sắc sảo
- Truyện được kể theo trình tự thời gian tuyến tính, không có nhiều đổi mới trong trình tự thời gian của sự việc.