Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua một bài thơ Nôm (Bánh trôi nước hoặc Tự tình - Bài II).
1. Phân tích đề
- Đây là dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.
- Vấn đề cần nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương
- Yêu cầu về hình thức: Đây là đề bài thuộc kiểu bài nghị luận văn học, phát biểu cảm nghĩ về giá trị hiện thực của văn bản. Dẫn chứng chủ yếu lấy trong bài thơ Bánh trôi nước (hoặc bài Tự tình II)
2. Lập dàn ý
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ Bánh trôi nước
- Cảm xúc của bản thân
b. Thân bài
- Ngôn ngữ dân tộc trong bài thơ Bánh trôi nước được thể hiện một cách tự nhiên, hài hòa, sinh động và góp phần bộc lộ cảm xúc của tác giả một cách chân thành, bình dị mà cũng không kém phần tinh tế:
- Vận dụng ý thơ trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ: những hình ảnh vừa quen, vừa lạ (bảy nổi ba chìm), mô típ "Thân em" quen thuộc trong ca dao vừa mang sức gợi cũng ẩn chứa cảm xúc mãnh liệt của người phụ nữ.
- Sử sụng nhiều từ thuần Việt trong bài thơ: trắng, tròn, rắn, nát, nặn, tấm lòng, son => Hỉnh ảnh bình dị, gần gũi vừa cho thấy được sự giản dị trong tâm hồn nhưng đồng thời cũng chính là điểm làm nên nét đẹp trong thơ Hồ Xuân Hương.
- Ngôn ngữ thơ của Hồ Xuân Hương đã nâng cao khả năng biểu đạt của chữ Nôm trong sáng tạo văn học so với chữ Hán và cũng khẳng định vị thế của chữ Nôm trong văn học Trung đại - nền văn học mà chữ Hán gần như độc tôn.
- Cảm nhận của bản thân
- Sự vận dụng sáng tạo những thi liệu quen thuộc trong văn học dân gian khiến cho thơ Hồ Xuân Hương mang đậm đà bản sắc dân tộc.
- Khẳng định được sự sáng tạo, tài năng và vị thế của Hồ Xuân Hương trong nền văn học trung đại nói chung và với riêng thơ Nôm
=> Hồ Xuân Hương được Xuân Diệu mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm
c. Kết bài