Sưu tầm và giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt mang dấu ấn của văn minh Văn Lang - Âu Lạc..

Sưu tầm và giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt mang dấu ấn của văn minh Văn Lang - Âu Lạc:

 Nghề nông đã có từ sớm ở nước ta trải qua thời kì Bắc thuộc, sang thời kì phong kiến độc lập tự chủ, nền nông nghiệp này càng phát triển. Từ những thế kỉ đầu công nguyên khi các công cụ sắt đã trở thành phổ biến thì lưỡi cày sắt đã thay thế dần cho lưỡi cày đồng. Nông nghiệp dùng cày và sức kéo của trâu bò trở thành phổ biến ở vùng đồng bằng. Các vua nhà Tiền Lê, nhà Lý luôn luôn chăm lo đến sản xuất nông nghiệp: đầu mùa xuân, vua thường có lễ cày tịch điền khuyến khích dân trong việc nông tang, trong các bộ luật đều có những điều cấm giết trâu bò, miễn giảm thuế cho dân trong những năm mùa màng thất thu. Nhà nước còn đặt ra các chức Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, chuyên trông coi việc đắp đê và sản xuất nông nghiệp. Dưới thời Lê sơ (thế kỉ XV) nhà nước ban hành phép quân điền, thống nhất quy tắc phân chia ruộng cày ở các làng xã nhằm bảo đảm cho người dân lao động đều có ruộng cày. Vì vậy mọi người đều phấn khởi và yên tâm sản xuất. Từ thời Lý - Trần nhân dân Đại Việt đã biết sử dụng kĩ thuật thâm canh trong làm ruộng, một năm hai ba vụ. 

Năm 1291, sứ giả nhà Nguyên đến nước ta rất quan tâm đến việc đắp đê. Năm 1077 Nhà lý cho đắp đê sông Như Nguyệt (Sông Cầu) . Năm 1108 đắp đê Cơ Xá dọc sông Hồng. Năm 1248 nhà Trần tổ chức việc đắp đê biển chạy suốt từ Ninh Bình đến nam Hải Phòng, bảo vệ hàng vạn mẫu ruộng được khai phá ở vùng biển, đồng thời tạo điều kiện cho việc mở rộng hơn nữa diện tích canh tác.

Với sự khuyến khích của nhà nước, nhân dân qu?ý tộc, quan lại còn hợp lực khai phá đất hoang, xây dựng làng xóm, mở rộng ruộng đồng.

Trên cơ sở khẩn hoang vùng ven biển và cùng đất phía nam, diện tích ruộng đất ngày càng mở rộng. Kĩ thuật sản xuất được đúc kết dựa trên kinh nghiệm thực hiện 4 khâu nước, phân, cần, giống.

Bằng cách nhân giống lúa , đến thế kỉ XVIII, cả Đàng trong và Đàng ngoài đã trồng được nhiều giống lúa khác nhau. Theo Lê Qu?ý Đôn trong Phủ biên tạp lục thì bấy giờ ở Đàng ngoài đã trồng được 8 giống lúa chiêm, 27 giống lúa mùa và 29 giống lúa nếp. Cuối thế kỉ XVIII, ngô được du nhập. Cùng với ngô có cao lương, kê, khoai, sắn. Đàng trong cũng trồng được 20 giống lúa tẻ và 32 giống lúa nếp. Còn ở đồng bằng sông Cửu Long thì có những nơi mà một đơn vị thóc giống gieo cấy thì người ta thu hoạch được 300 đơn vị thóc gặt. Ngoài việc trồng lúa, trồng cây ăn quả cũng khá phát triển. Trầu cau được trồng ở khắp nơi, nhuộm răng ăn trầu là một tục lệ cổ truyền phổ biến. Sự phát triển nông nghiệp vừa đảm bảo sự ổn định cho cuộc sống của cư dân, vừa tạo cơ sở cho sự tồn tại của bộ máy nhà nước và nâng Đại Việt lên địa vị một quốc gia cường chính bậc nhất Đông Nam á vào thế kỉ XV và giữ được nền độc lập quốc gia ở thế kỉ XVIII.