Bài soạn siêu ngắn: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em - trang 19 sách vnen ngữ văn lớp 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý trong chương trình học. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Chúc các em học tập tốt môn ngữ văn 9 vnen..
[toc:ul]
A. Hoạt động khởi động
Trẻ em có những quyền gì? Bản thân em và các bạn đã và đang được hưởng những quyền đó như thế nào?
Trả lời:
- Trẻ em có quyền như sau: quyền được sống, được khai sinh và có quốc tịch, được chăm sóc, nuôi dưỡng, được vui chơi, giải trí và giáo dục, phát triển năng khiếu...
- Bản thân em và các bạn đều đang được hưởng đúng những quyền lợi của mình.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Tìm hiểu văn bản
a. Các mục 1 và 2 của Tuyên bố nêu lên vấn đề gì?
................
Trả lời:
a. Các mục 1 và 2 của Tuyên bố nêu lên lời kêụ gọi toàn thể nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn.
b. Bố cục văn bản chia thành 3 phần:
- Phần 1 (mục 3 – mục 7): Sự thách thức (nêu lên những con số và cuộc sống thực tế, tình trạng rơi vào hiểm họa của nhiều trẻ em).
- Phần 2 (mục 8, mục 9): Cơ hội (những điều kiện thuận lợi để cộng đồng chung tay đẩy mạnh, chăm sóc, bảo vệ trẻ em).
- Phần 3 (mục 10 – mục 17): Nhiệm vụ (xây dựng nhiệm vụ cụ thể của mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, phát triển của trẻ em).
c. Cuộc sống khổ cực của trẻ em được tái hiện:
- Là nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược...
- Là nạn nhân của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, vô gia cư, dịch bệnh...
=> Chúng ta cảm thấy xót thương cho nỗi bất hạnh của vô số trẻ em không may mắn trên thế giới. Đòi hỏi đặt ra nhiệm vụ cấp bách để chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
d. Điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em:
- Sự đoàn kết, chặt chẽ giữa các quốc gia tạo sức mạnh để bảo vệ trẻ em. Có công ước quốc tế về quyền trẻ em.
- Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực...
- Việc tăng cường phúc lợi trẻ em phải được coi là một ưu tiên.
=> Theo em, điều kiện có công ước quốc tế về quyền trẻ em là điều kiện thuận lợi nhất. Bởi đó là cơ sở pháp lí hữu hiệu để các nước trên thế giới cùng quan tâm, tôn trọng đến quyền và phúc lợi của trẻ em.
e. Bản Tuyên ngôn nêu lên các nhiệm vụ lớn:
- Về y tế: tăng cường sức khỏe và chế độ dinh duưỡng; ngăn ngừa các nguyên nhân dẫn đến tử vong, ...
- Về giáo dục: đảm bảo cho trẻ em học hết bậc giáo dục cơ sở; không để trẻ em mù chữ,...
- Về xã hội: quan tâm chăm sóc và hỗ trợ nhiều hơn cho trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ...
3. Tìm hiểu về các phương châm hội thoại ( tiếp theo)
a. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
Đọc truyện cười CHÀO HỎI và trả lời câu hỏi:
....................
Trả lời:
- (1) Dẫn chứng: Anh đã ân cần hỏi thăm, quan tâm: Bác làm việc vất vả lắm phải không?
- (2) Việc tuân thủ này là không nên vì gây phiền toái và mất thời gian của người làm việc.
- (3) Bài học rút ra: Vận dụng phương châm hội thoại phải phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp.
b. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi:
................
Trả lời:
(1) Ví dụ 1:
- Phương châm lịch sự đã không được tuân thủ. Đó là: - Mày mà không lấy thì cô cũng chỉ để cho lợn => thiếu tế nhị, làm mất lòng người nghe.
- Việc không tuân thủ phương châm hội thoại do người nói vụng về, thiếu suy nghĩ trong giao tiếp.
Ví dụ 2:
- Câu trả lời của Khanh không đáp ứng được điều Mai muốn biết vì thông tin đó không đủ về lượng so với nhu cầu của Mai.
- Phương châm về lượng không được tuân thủ vì người giao tiếp không biết chính xác được thời gian cụ thể bộ truyện này xuất bản lần đầu.
(2) Khi bác sĩ nói bệnh nhân mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của người đó thì phương châm về chất không được tuân thủ. Mục đích nhằm giúp người bệnh lạc quan hơn để chống chọi bệnh tật. Và đó là điều cần thiết.
(3) Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì người nói không tuân thủ phương châm về lượng.
Câu này được hiểu theo nghĩa hàm ẩn là: tiền bạc chỉ là phương tiện sống, không phải là mục đích sống, nó chỉ có giá trị vật chất bình thường, không nên quá chạy theo tiền bạc mà bỏ lỡ những thứ quan trọng khác trọng cuộc sống.
(4) Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ việc người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa hoặc người nói phải ưu tiên cho một yêu cầu khác quan trọng hơn...
4. Tìm hiểu về xưng hô trong hội thoại
a. Chỉ ra cách dùng của một số từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và cho ví dụ cụ thể
......................
Trả lời:
a. Cách dùng một số từ xưng hô:
- Tôi - chỉ ngôi thứ nhất (vd: anh cho tôi xin)
- Anh - chỉ ngôi thứ nhất và thứ 2 (vd: anh đi mạnh khỏe)
- Chúng tôi - chỉ ngôi thứ nhất số nhiều (vd: chúng tôi đi chơi)
- Chúng ta - chỉ ngôi thứ nhất (vd: chúng ta chơi bắn bi)
- Ông - chỉ ngôi thứ nhất và thứ ba (vd: Ông tặng cháu quyển sách)
- Cháu - chỉ ngôi thứ nhất và thứ ba (vd: Cháu chào ông).
b. Từ ngữ xưng hô trong đoạn trích: Tôi, ta, chú mày, anh, em
Sự thay đổi cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt:
Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt :
- Đoạn trích (1) ta – chú mày
- Đoạn trích (2) tôi – anh
=> Lí do: hối hận về tội lỗi của mình nên xưng hô tôn trọng hơn và thể hiện sự bình đẳng.
Dế Choắt xưng hô với Dế Mèn :
- Đoạn trích (1) em – anh
- Đoạn trích (2) tôi – anh
=> Lí do: Đoạn 1 Dế Choắt nhờ vả nên hạ giọng, đoạn 2 không còn nhờ vả nên xưng hô như người bạn.
c. Ghép cột A và cột B như sau: 1 - b; 2 - a.
C. Hoạt động luyện tập
1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em.
a. Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung chính của văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
.....................
Trả lời:
a. Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung chính của văn bản:
b. Theo em, nhiệm vụ tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em, cứu vãn sinh mệnh trẻ em, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh là nhiệm vụ quan trọng nhất. Vì để được hưởng thụ, thực hiện các quyền khác thì điều kiện trước hết là các em phải được sống, được lớn lên khỏe mạnh.
2. Luyện tập về các phương châm hội thoại và xưng hô trong hội thoại
a. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
.......................
Trả lời:
a. Vi phạm phương châm lịch sự. Việc không tuân thủ phương châm lịch sự là không chính đáng vì khách đến nhà việc đầu tiên là cần phải chào hỏi gia chủ rồi mới nói chuyện khác.
b. Lời mời trên có sự nhầm lẫn giữ chúng ta với chúng tôi/ chúng em.
Có sự nhầm lẫn đó là do cô gái mới học Tiếng Việt, chưa hiểu rõ trong cách dùng từ chính xác.
c. Cách xưng hô của vị danh tướng với thầy giáo cũ là con - thầy, thể hiện thái độ biết ơn, tôn trọng người thầy của mình.
Người thầy xưng hô vị danh tướng là ngài thể hiện sự khiêm tốn, lịch sự và tôn trọng người đối thoại với mình.
d. Ở đoạn đầu:
- Chị Dậu là nông dân, thấp cổ bé họng, đang thiếu sưu nên hạ mình, nhịn nhục xưng hô ông - cháu.
- Tên cai lệ cậy lính nhà lý trưởng nên hống hách, xưng hô ông - thằng kia, mày.
Ở đoạn sau, Chị Dậu chuyển sang tôi – ông, dấu hiệu của sự phản kháng. Rồi chuyển sang bà - mày -> thể hiện sự “tức nước – vỡ bờ”, sự tự vệ cần thiết.
3. Luyện tập viết bài văn thuyết minh
Tham khảo các đề văn.........
Trả lời:
- Một loài cây ở sân trường em => Xem tại đây
- Một loài vật nuôi ở quê em => Xem tại đây
- Một di tích hoặc thắng cảnh ở quê em => Xem tại đây
D. Hoạt động vận dụng
1. Trình bày suy nghĩ của em về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em.
......................
Trả lời:
1. Hiện nay, chính quyền địa phương cùng các tổ chức xã hội luôn hết sức coi trọng việc đảm bảo những quyền được quy định của trẻ em. Có rất nhiều hoạt động thiết thực để thể hiện sự quan tâm đó như giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khs, mua sắm cơ sở vật chất trường học, phát học bổng trẻ em nghèo học giỏi, xây dựng các khu vui chơi...
2. Tình huống:
Một bệnh nhân bị mắc bệnh ung thư bước sang giai đoạn 3 đến bệnh viện để khám tổng thể. Sau khi khám xong, anh ta hỏi bác sĩ :
- Bác sĩ ! Bệnh của tôi sao rồi ? Tôi còn sống được bao lâu nữa ?
Bác sĩ tươi cười nhìn anh :
- Anh cứ lạc quan, ăn uống đầy đủ , điều dưỡng đều đặn là được.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Xung quanh chúng ta, còn khá nhiều trẻ em đang phải đối mặt với cuộc sống rất khó khăn cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng....
....................
Trả lời:
1. Một số thông tin em chắt lọc được về trẻ em:
- Trong 5 năm từ 2011 đến 2015, cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Tính trung bình, cứ 8 giờ trôi qua lại có một trẻ em Việt Nam bị xâm hại.
- Năm 2015 , Việt Nam có khoảng 1.500.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có khoảng 176.000 trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi.
2. Những ý chính trong đoạn trích:
- Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt là những từ và ngữ (định danh) được dùng để tự xưng mình với người khác và gọi người khác trong các mối quan hệ giao tiếp
- Hệ thống từ ngữ xưng hô gồm: xưng hô bằng từ chuyên dụng, xưng hô chức danh, xưng hô tên riêng và xưng hô chức danh kết hợp tên riêng.
- Nhân tố chi phối đến việc lựa chọn từ ngữ xưng hô: Nhân vật giao tiếp.