Bài soạn siêu ngắn: Lặng lẽ Sapa - trang 118 sách vnen ngữ văn lớp 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý trong chương trình học. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Chúc các em học tập tốt môn ngữ văn 9 vnen..

[toc:ul]

A. Hoạt động khởi động

HS nghe một số ca khúc và trình bày suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng đất nước. Ví dụ bài Khát vọng tuổi trẻ - tác giả Vũ Hoàng: (Sgk)

Trả lời:

Suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng đất nước là: Thế hệ trẻ ngày nay là phải sống có lý tưởng, có ý chí vươn lên, có hoài bão lớn lao, cống hiến cho tổ quốc. Phải luôn tích cực tự học tập, nâng cao đạo đức, trí lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

B. Hoạt động hình thành kiến thức

2. Tìm hiểu văn bản

a. Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa...

b. Tìm các chi tiết về nhân vật anh thanh niên trong truyện để hoàn thiện phiếu học tập.

c. Phân tích nhân vật ông họa sĩ (Chú ý: vị trí của nhân vật trong truyện, những suy nghĩ...

d. Truyện ngắn này có sự kết hợp các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Em hãy...

Trả lời:

a. Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa:

  • Cốt truyện đơn giản: xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa tỉnh Lào Cai.
  • Tình huống của truyện: xoay quanh cuộc gặp gỡ tình cờ trên=> Nhân vật chính anh thanh niên được hiện ra qua cái nhìn của các nhân vật khác, dưới nhiều góc độ => nổi bật hơn

b. Hoàn thành phiếu học tập tìm hiểu Anh thanh niên:

  • Hoàn cảnh xuất hiện: Đó là cuộc gặp gỡ rồi lên thăm chốc lát nơi ở và làm việc của anh thanh niên với bác lái xe và hai hành khách trên xe.
  • Quan hệ với các người khác:
    • Luôn cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện: đón khách niềm nở, mời lên nhà chơi…
    • Quan tâm đến họ: Biếu tam thất cho bác lái xe, tặng hoa cho cô kĩ sư, biếu họa sĩ làn trứng

c. Nhân vật ông họa sĩ: Nhà văn đặt điểm nhìn vào họa sĩ => Anh thanh niên hiện ra rõ nét và đẹp hơn, có thêm chiều sâu tư tưởng, anh đã “khơi gợi” cảm hứng sáng tác vì họa sĩ đã “bắt gặp 1 điều thật ra ông vẫn ao ước” bằng nét bút kí họa ông đã ghi xong anh TN và: “Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm ông nhọc quá”.

=> Là hình ảnh đẹp về 1 con người lao động nghệ thuật, sự xuất hiện của ông đem lại chất thơ đậm đà cho truyện.

d. Chất trữ tình chủ yếu được toát lên từ:

  • Phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng
  • Nội dung của truyện
  • Vẻ đẹp của những con người trong truyện

=> Tác dụng: làm đẹp hơn, ý nghĩa hơn vẻ đẹp của những sự việc, con người rất bình dị.

3. Người kể chuyện trong văn bản tự sự

Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu (sgk)

a. Đoạn trích kể về ai và về sự việc gì?

b. Ai là người kể về các nhân vật và sự kiện trên?...

c. Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”; “những người con gái sắp xa ta,...

d. Hãy nêu những căn cứ để có thể nhận xét: Người kể chuyện ở đây...

Trả lời:

a. Đoạn trích kể về cuộc chia tay giữa thanh niên với cô kỹ sư trẻ và ông họa sĩ già.

b. Người kể không phải ba nhân vật trên. Truyện có ngôi kể thứ 3, là người khác chứng kiến câu chuyện.

c. Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ... là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và tậm trạng của anh. 

d. Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động do đó đã kể lại câu chuyện một cách rõ ràng, cụ thể, nói lên được suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng của các nhân vật.

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (đọc đoạn trích sgk)

a. Qua những lời tâm sự trên, theo em, lí do nào khiến anh thanh niên cảm thấy hạnh phúc?

b. Quan niệm của em về cuộc sống hạnh phúc? Trình bày điều đó trong đoạn văn ngắn

Trả lời:

a. Lí do khiến anh thanh niên hạnh phúc là: 

  • Anh lập được thành tích, góp phần phát hiện một đám mây khô giúp không quân ta hạ được máy bay phản lực Mĩ
  • Là được sống, làm việc cùng những người thân yêu nhất vì mục đích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

b. Theo em, cuộc sống hạnh phúc là cảm thấy thoải mái và bằng lòng với những gì mà mình đang có.

2. Ôn tập phần Tiếng Việt

a. Các phương châm hội thoại

(1) Trao đổi và nêu ví dụ về một số tình huống không tuân thủ phương châm hội thoại.

(2) Trong đoạn hội thoại sau, người nói đã vi phạm phương châm hội thoại nào?... (sgk)

Trả lời:

(1) Phương châm về lượng: nói phải có nội dung,  nội dung nói đáp ứng nhu cầu cuộc giao tiếp, không thừa hoặc không thiếu thông tin.

Ví dụ: Anh ơi! Ngày mai là thứ mấy ạ? - Ngày mai là một thứ trong tuần.

(2) Trong đoạn hội thoại, ông Hai đã vi phạm phương châm quan hệ. 

Dụng ý tác giả: diễn tả tâm trạng bối rối, muốn đánh trống lảng của nhân vật.

b. Xưng hô trong hội thoại

Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong đoạn hội thoại sau (sgk)

Trả lời:

Cách xưng hô của nhân vật anh thanh niên đã tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn”, thể hiện thái độ khiêm nhường, thành thực và tôn trọng, lịch sự với người nghe.

c. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Xác định lời dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, dẫn trực tiếp hay dẫn gián tiếp (sgk)

Trả lời:

Lời dẫn trong đoạn trích:

(1) Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là gì vậy? => ý nghĩ (dẫn trực tiếp)

(2) “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” => lời nói (dẫn trực tiếp)

3. Luyện tập về kể chuyện trong văn bản tự sự

Đọc đoạn trích sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi:

a. So với đoạn trích ở mục I (trong Lặng lẽ Sa Pa), cách kể ở đoạn trích này có gì khác?...

b. Chọn một trong ba nhân vật (người họa sĩ già, cô kĩ sư, anh thanh niên) là người kể chuyện...

Trả lời:

a. Cách kể ở đoạn trích khác ở chỗ:

  • Đoạn trích này sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể truyện xưng “tôi”.
  • Người kể truyện trong đoạn trích là nhân vật chính của tác phẩm ( cậu bé Hồng)
  • Người kể có thể trực tiếp kể về những gì mình nhìn thấy, nghe thấy...

b. kể theo lời của anh thanh niên như sau: Xem tại đây

D. Hoạt động vận dụng (làm bài TLV số 3)

Đề 1: Hãy kể về một việc làm nhỏ nhưng có ích của mình đối với cộng đồng, xã hội nơi mình đang sống => Xem tại đây

Đề 2: Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa mình và thầy, cô giáo => Xem tại đây

Đề 3: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó => Xem tại đây

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Tìm và tóm tắt về một tấm gương tuổi trẻ thành công nhờ theo đuổi đam mê trong công việc.

2. Chia sẻ với gia đình và bạn bè về công việc mơ ước của em trong tương lai....

Trả lời:

1. Tóm tắt về tấm gương trẻ tuổi VĐV Ánh Viên => Tại đây

2. Ví dụ em muốn làm bác sĩ. Khi trò chuyện em cần chú ý xưng hô phù hợp với đối tượng giao tiếp sao cho lịch sự và tôn trọng người khác.