Bài soạn siêu ngắn: Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn - trang 38 sách vnen ngữ văn lớp 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý trong chương trình học. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Chúc các em học tập tốt môn ngữ văn 9 vnen..

[toc:ul]

A. Hoạt động khởi động

Có ý kiến cho rằng cuộc tấn công đại phá quân Thanh của vua Quang Trung là..........

Trả lời:

Dẫn chứng lịch sử tiêu biểu khẳng định điều đó:

  • Diễn ra chỉ khoảng 5 ngày từ đêm 30 tháng Chạp đến chiều mồng 5 Tết Kỷ Dậu.
  • Đánh tan 29 vạn quân Thanh, giải phóng kinh thành Thăng Long.

=> Đây là một chiến công vô cùng oanh liệt trong lịch sử đấu tranh chống xâm lăng của dân tộc ta, là kết quả tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân sĩ và tài chỉ huy của vua Quang Trung.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

2. Tìm hiểu văn bản

a. Tìm đại ý và bố cục của đoạn trích

............................................................

Trả lời:

a. Đại ý đoạn trích: Miêu tả chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung và sự thất bại thảm hại của quân Thanh.

Bố cục: 3 phần

  • Phần 1: (từ đầu -> Mậu Thân 1788) Nguyễn Huệ lên ngôi, cầm quân ra Bắc
  • Phần 2: (tiếp -> kéo vào thành) Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng vẻ vang
  • Phần 3: (phần còn lại) Thảm bại của bè lũ bán nước, cướp nước

b. Trước khi tiến ra Thăng Long, vua Quang Trung đã:

  • Cho mời Nguyễn Thiếp đến hỏi ý kiến
  • Kén lính ở Nghệ An và mở cuộc duyệt binh lớn
  • Sắp xép đội ngữ và truyền cho quân sĩ ngồi nghe lệnh và dụ họ.

=> Hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, có chủ đích và quả quyết.

c. Hình ảnh chi tiết tiêu biểu thể hiện những chiến thắng vang dội của nghĩa quân Tây Sơn:

  • Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, tướng thì sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp… chuồng trước qua cầu phao, quân thì lúc lâm trận “ai nấy đều rụng rời, sợ hãi, xin ra hàng hoặc bỏ chạy toán loạn,...
  • Quân Thanh tan rã, Lê Chiêu Thống vội vã cùng mấy bề tôi thân tín “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông, “luôn mấy ngày không ăn”....

=> Nghệ thuật trần thuật chân thực, sinh động cùng với cảm xúc tự hào dân tộc, lòng kính phục của tác giả khi nói tới những chiến thắng đó.

d. Sự thảm bại của quân sĩ nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống:

  • Quân nhà Thanh: Sầm Nghỉ Đống thắt cổ chết, Tôn Sĩ Nghị “sợ mất mật", binh lính thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối...
  • Vua tôi nhà Lê: trở thành kẻ phản động, cướp thuyền bỏ chạy...

=> Giọng điệu trần thuật của tác giả được miêu tả dài hơn, âm hưởng chậm hơn, toát lên vẻ chua xót, ngậm ngùi.

3. Tìm hiểu về sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)

a. Hãy tìm những từ ngữ phù hợp với phần giải thích sau:.....

..................................................................................................

Trả lời:

a. Những từ ngữ thích hợp: (1) chợ cóc;  (2) cháy hàng; (3) chém gió; (4) ném đá.

b. Tạo ghép thành những từ mới:

  • Điện thoại di động: điện thoại có thể mang theo người, sử dụng ở mọi nơi có phủ sóng
  • Đặc khu kinh tế: khu dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với chính sách ưu đãi.
  • Kinh tế tri thức: kinh tế dựa vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối sản phẩm hàm lượng tri thức cao
  • Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu các sản phẩm do hoạt động trí tuệ đem lại, được pháp luật bảo hộ.

c. Ngoài phát triển nghĩa của từ gốc ta có thể tạo thêm từ mới.

d. Từ Hán Việt có nghĩa tương đương là:

1. nương tử5. huynh đệ
2. thi sĩ6. thiểu số
3. cố nhân7. nhi đồng
4. giang sơn8. vĩ đại

e. Từ chỉ các khái niệm là:

  • (1) AIDS
  • (2) Ma-ket-tinh
  • (3) In-ter-net

=> Nguồn gốc: từ mượn của các ngôn ngữ châu Âu

g. Có thể phát triển từ vựng tiếng Việt bằng cách: Tạo từ ngữ mới hoặc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn

a. Đoạn trích sau đây gợi nhớ đến những câu thơ nào đã học?...

........................................................................................................

Trả lời:

a. Đoạn trích gợi nhớ đến những câu thơ trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi: "Như nước Đại Việt.... chứng cứ còn ghi".

Điểm chung mà các tác giả thể hiện trong đoạn trích và trong những câu thơ đó là đều mạnh mẽ khẳng định nền độc lập, chủ quyền của đất nước Đại Việt.

b. Nguồn cảm hứng chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ là họ đứng trên tinh thần dân tộc mà phản ánh, tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Có thể thấy, tác phẩm đi theo quan niệm văn sử bất phân - một nét đặc thù của văn học trung đại Việt Nam.

2. Luyện tập về sự phát triển của từ vựng

a. Sắp xếp những từ dưới đây vào hai cột, một cột là những từ mượn của tiếng Hán.....

...................................................................................

Trả lời:

  • Từ mượn tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tô thuế, tham ô, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.
  • Từ mượn ngôn ngữ châu Âu: xà phòng, ô tô, ra-đi-ô, ô-xi, cà phê, ca nô.

b. Những từ ngữ được tạo ra từ mô hình:

  • X + tặc: lâm tặc, sơn tặc, tin tặc, ...
  • X + hóa: hiện đại hóa, lão hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, công nghiệp hóa,…
  • X + điện tử: thiết bị điện tử, trò chơi điện tử, báo điện tử,...

c. Một số từ ngữ mới được sử dụng:

  • Cơm bụi: cơm giá rẻ, bán trong những hàng quán nhỏ, tạm bợ.
  • Hết đát: (hàng hoá) hết hạn sử dụng.
  • Bàn tay vàng”: bàn tay tài giỏi, khéo léo, hiếm có trong lao động.

D. Hoạt động vận dụng

1. Giả sử có một đoàn khách du lịch muốn tìm hiểu về cuộc tiến công thần tốc...

...............................................................................................................

Trả lời:

1. Dàn ý cho bài thuyết trình:

Mở bài: 

  • Giới thiệu người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ
  • Giới thiệu Hoàng Lê nhất thống chí

Thân bài:

  • Giới thiệu qua về vua Quang Trung
  • Trình bày diễn biến chính

=> Kết quả: Thắng lợi vẻ vang mở ra thời kì mới cho dân tộc

Kết bài: Chiến thắng đị thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn là chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

2. 

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng