Giải bài 14: Đá vôi, xi măng - Sách hướng dẫn học khoa học 5 tập 2 trang 42. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
A. Hoạt động cơ bản
1. Liên hệ thực tế
Kể một số vùng núi đá vôi và một số nhà máy xi măng mà em biết
2. Thí nghiệm “Tìm hiểu tính chất của đá vôi và xi măng”
a. Đá vôi có tính chất gì?
* Thí nghiệm 1:
- Lây từ góc học tập: 1 hòn đá vôi, 1 hòn đá cuội.
- Cách tiến hành:
- Cọ xát hòn đá vôi vào hòn đá cuội.
- Quan sát chỗ cọ sát trên hai hòn đá.
- Nhận xét tính cứng của đá vôi so với đá cuội.
- Viết nhận xét và kết luận vào vở.
* Thí nghiệm 2:
- Lây từ góc học tập: 1 hòn đá vôi, 1 hòn đá cuội, 1 lọ giấm thật chua hoặc 1 lọ dung dịch a-xít loãng.
- Cách tiến hành: nhỏ vài giọt giấm hoặc dung dịch a-xít loãng lên hòn đá vôi và hòn đá cuội rồi nhận xét.
- Hãy viết nhận xét và kết luận vào vở.
b. Xi măng có tính chất gì?
- Lấy từ góc học tập: một ít xi măng, một chiếc chén nhỏ, một ít nước, một thìa nhỏ.
- Cách tiến hành:
- Cho vài thìa xi măng vào 1 chén nhỏ, nhìn xem xi măng có màu gì?
- Rót nước từ từ vào chén đựng xi măng và trộn đều lên. Nhận xét xem xi măng có hòa tan trong nước không.
- Đố xi măng đã trộn với nước vào một tờ bìa. Sờ tay vào xi măng khi mới được trộn với nước và khi đã khô em có nhận xét gì?
- Hãy viết nhận xét và kết luận vào vở.
3. Quan sát, đọc và liên hệ thực tế
a. Đá vôi được dùng để làm gì?
b. Xi măng được dùng để làm gì?
4. Đọc và trả lời
- Nhờ có tính chất nào, đá vôi được dùng để tạc tượng?
- Từ tính chất của xi măng, em hãy nêu cách bảo quản xi măng
B. Hoạt động thực hành
Thực hiện dự án nhỏ: Sưu tầm tranh ảnh, thông tin để trả lời một trong hai câu hỏi dưới đây
- Tại sao cần khai thác đá vôi hợp lí?
- Việc khai thác đá vôi và sản xuất xi măng có ảnh hưởng gì đến môi trường sống?