Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp.Trắc nghiệm Online sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi của bài. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

  • Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?)
  • Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
    • Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp
    • Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
    • Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1 (Trang 38 – SGK) Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi.
Một cậu bé năm tuổi chơi quả bóng nhựa trong phòng đọc sách của bố. Quả bóng văng vào ngăn dưới của một kệ sách. Cậu bé tìm mãi không ra bèn hỏi bố.
Ông bố đáp:
- Quả bóng nằm ngay dưới cuốn “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” kia kìa.
Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy. 

Câu 2 (Trang 38 – SGK) Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi.

Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Đến nơi họ không chào hỏi gì cả, cậu Chân, cậu Tay nói thẳng với lão:

- Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi.

(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)

Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp? Việc không tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không? Vì sao?

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Các phương châm hội thoại (tiếp theo)". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1.