Soạn văn bài: Chương trình địa phương tổng kết phần văn bản nhật dụng - Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 tập 2 trang 63. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
A. Hoạt động khởi động
Đọc truyện cười sau và thực hiện yêu cầu:
Anh học trò bước vào cổng, thấy con chó chạy ra sủa, nhe răng dữ tợn nên hoảng sợ định đi ra. Chủ nhà thấy vậy nói với anh:
- Anh sợ nó à? Con chó nhà tui, không có răng mô!
Anh học trò ngạc nhiên nói:
- Tôi thấy nó nhe nguyên cả hai hàm răng mà sao anh lại bảo là nó không có răng.
a) Chỉ ra từ ngữ địa phương trong câu chuyện.
b) Vì sao câu chuyện gây cười?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Luyện tập về chương trình địa phương
Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu:
a) Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run:
- Ba đây con!
- Ba đây con!
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:
- Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận, quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi! - Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
c) Bữa sau, đang nấu cơm thì mẹ nó chạy đi mua thức ăn. Mẹ nó dặn, ở nhà có gì cần thì gọi ba giúp cho. Nó không nói không rằng, cứ lui cui dưới bếp. Nghe nồi cơm sôi, nó giở nắp, lấy đũa bếp sơ qua - nồi cơm hơi to, nhắm không thể nhắc xuống để chắt nước được, đến lúc đó nó mới nhìn lên anh Sáu. Tôi nghĩ thầm, con bé đang bị dồn vào thế bí, chắc nó phải gọi ba thôi. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! - Nó cũng lại nói trổng.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
d) Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
(Thanh Hải, Một mùa xuân nho nhỏ)
(1) Điền từ ngữ địa phương trong các đoạn trích trên và từ ngữ toàn dân tương ứng vào bảng sau:
Đoạn trích |
Từ ngữ địa phương |
Từ ngữ toàn dân tương ứng |
a) |
|
|
b) |
|
|
c) |
|
|
d) |
|
|
(2) Có nên để cho nhân vật Thu trong truyện Chiếc lược ngà dùng từ ngữ toàn dân không? Tại sao?
(3) Tại sao trong lời kể chuyện của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương?
2. Luyện tập về văn bản nhật dụng
a) Chương trình Ngữ văn THCS đã xác định rõ: “Khái niệm văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi.”
Hãy cho biết thế nào là tính cập nhật của văn bản nhật dụng?
b) Hoàn thiện bảng sau về các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn THCS:
Lớp |
Tên văn bản |
Nội dung chính |
Thể loại |
6 |
|
|
|
7 |
|
|
|
8 |
|
|
|
9 |
|
|
|
3. Luyện tập về thơ
a) Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài thơ cùng tên của Chế Lan Viên.
b) Nêu ý nghĩa của các hình ảnh ẩn dụ: mặt trời, vầng trăng, tràng hoa trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
c) Phân tích những từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về những chuyển biến của đất trời lúc giao mùa trong bài Sang thu.
C. Hoạt động vận dụng
2. Tìm 3 – 5 câu ca dao có sử dụng từ ngữ địa phương. Gạch dưới những từ ngữ địa phương đó và chuyển sang từ ngữ toàn dân tương ứng.
3. Viết bài tập làm văn số 7 – Nghị luận văn học
Đề bài tham khảo
Đề 1: Lấy nhan đề "Tình đời trong chiếc lá", em hãy viết bài nêu suy nghĩ của mình về đoạn trích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri.
Đề 2: Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và sóng của Ta – go.
Đề 3: Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ cùng tên của Bằng Việt.
D. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1.Sưu tầm một số truyện cười có nội dung liên quan đến các sử dụng từ ngữ địa phương. Ghi lại những từ ngữ địa phương trong các truyện đó và chuyển sang từ ngữ toàn dân tương ứng.
2. Trao đổi về những vấn đề có tính thời sự trong nhà trường hiện nay có thể làm đề tài để viết một văn bản nhật dụng.