Soạn văn bài: Con cò - Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 tập 2 trang 32. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
A. Hoạt động khởi động
Đọc một số câu ca dao có hình ảnh con cò và nêu cảm nhận của em về hình ảnh con cò trong những lời thơ đó.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản Con cò
2. Tìm hiểu văn bản
a) Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn. Hãy xác định nội dung chính của mỗi đoạn. Những chi tiết, hình ảnh nào trong mỗi đoạn thơ giúp em nhận biết được nội dung chính của đoạn?
b) Đọc bảng so sánh sau và cho biết cách vận dụng ca dao của Chế Lan Viên có gì đặc biệt và hình tượng con cò trong đoạn 1 của bài thơ có ý nghĩa gì.
Thơ Chế Lan Viên |
Ca dao |
Con cò bay la Con cò bay lả Con cò cổng phủ Con cò Đồng Đăng… |
Con cò bay lả bay la Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng Con cò bay lả bay la Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng. |
Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ. “Con cò ăn đêm, Con cò xa tổ, Cò gặp cành mềm, Cò sợ xáo măng…” Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ! Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng! Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân. Con chưa biết con cò, con vạc. Con chưa biết những cành mềm mẹ hát, Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân. |
Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ông ơi ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông có xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Cái cò, cái vạc, cái nông Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò… |
c) Đọc đoạn 2 của bài thơ và cho biết hình tượng con cò trong đoạn thơ này biến đổi như thế nào so với đoạn 1. Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò trong đoạn thơ là gì?
d) Đoạn 3 của bài thơ có những câu thơ mang tính khái quát như:
"Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con."
"Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi"
Em hiểu như thế nào về những câu thơ trên?
e) Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò được bổ sung, biến đổi như thế nào qua các đoạn thơ?
Em hãy nhận xét về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ. Các yếu tố ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng tình cảm, cảm xúc của bài thơ?
3. Tìm hiểu cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
a) (1) Đọc các đề bài sau và chỉ ra điểm giống nhau của các đề bài đó:
Đề 1: Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.
Đề 2: Đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
Đề 3: Bàn về tranh giành và nhường nhịn.
Đề 4: Đức tính khiêm nhường.
Đề 5: Có chí thì nên.
Đề 6: Đức tính trung thực.
Đề 7: Tinh thần tự học.
Đề 8: Hút thuốc lá có hại.
Đề 9: Lòng biết ơn của thầy cô giáo.
Đề 10: Suy nghĩ từ câu ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
(2) Em hãy tự nghĩ ra một đề bài tương tự như các đề bài trên.
b) Phân tích đề và tìm ý cho đề bài dưới đây :
Đề bài : Suy nghĩ về đạo lí "Uống nước nhớ nguồn".
Trả lời các câu hỏi sau (chọn một hoặc nhiều ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi)
(1) Dòng nào nêu đúng tính chất của đề bài ?
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
(2) Nội dung bài làm cần có những ý nào dưới đây ?
- Nêu hoàn cảnh sáng tác câu tục ngữ.
- Giải thích câu tục ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng)
- Nhận định, đánh giá (tức bình luận) câu tục ngữ
- Đưa ra những minh chứng thực tiễn.
- Trình bày suy nghĩ riêng của cá nhân về ý nghĩa câu tục ngữ
- Liên hệ bản thân
- Liên hệ đời sống thực tại
(3) Cần huy động những kiến thức, kĩ năng nào để làm bài ?
- Kiến thức, hiểu biết về tục ngữ Việt Nam
- Kiến thức, hiểu biết về văn hóa Việt Nam
- Những tri thức về đời sống thực tế
- Kĩ năng hợp tác
- Kĩ năng vận dung tri thức đời sống
c) Lập dàn ý chi tiết cho đề văn trên.
d) Nêu cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn:
(1) Xác định các phép lập luận cần vận dụng: (…)
(2) Lập dàn bài:
- Mở bài: giới thiệu (…).
- Thân bài:
- Giải thích, chứng minh (…).
- Nhận đinh, đánh giá (…).
- Kết bài: Kết luận, tổng kết (…).
C. Hoạt động luyện tập
1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Con cò
a) Đọc lại bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm (Hướng dẫn học Ngữ Văn 9, tập một, Bài 12), đối chiếu với bài Con cò và chỉ ra cách vận dụng lời ru ở mỗi bài thơ. Theo em, tình mẹ và lời ru có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của mỗi người?
b) Viết đoạn văn bình những câu sau:
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
2. Luyện tập về liên kết câu, liên kết đoạn văn
a) Nêu các phép liên kết câu, liên kết đoạn văn đã học ở bài 21.
b) Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những trường hợp sau:
c) Đọc hai câu văn dưới đây và thực hiện yêu cầu:
D. Hoạt động vận dụng
1. Hai câu thơ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con” cho em cảm nhận và suy nghĩ gì về tình mẫu tử trong cuộc sống?
2. a) Chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong những đoạn trích sau và nêu cách sửa:
(1) Cắm bơi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận. Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.
(Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)
(2) Năm 19 tuổi chị đẻ đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền trong hai năm rồi chết. Chị làm quần quật phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con. Có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu thương chị vô cùng.
(Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)
b) Chỉ ra các lỗi về liên kết hình thức trong những đoạn trích dưới đây và nêu cách sửa:
(1) Với bộ răng khoẻ cứng, loài nhện khổng lồ này có thể cắn thủng cả giày da. Mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống sâu dưới mặt đất. Hiện nay, người ta vẫn đang thử tìm cách bắt chúng để lấy nọc điều trị cho những người bị nó cắn.
(2) Tại văn phòng, đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con nông dân để trao đổi ý kiến. Mỗi lúc bà con kéo đến hội trường một đông.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
2. Sưu tầm các câu ca dao, câu thơ có hình ảnh con cò: