Soạn văn bài: Đi bộ ngao du - Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 tập 2 trang 66. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
A. Hoạt động khởi động
1. Trao đổi về những lợi ích khi chúng ta đi bộ.
2. Em hiểu thế nào là “đi bộ ngao du”?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản Đi bộ ngao du
2. Tìm hiểu văn bản:
a) Chỉ ra 3 luận điểm chính mà tác giả đã trình bày trong ba đoạn của văn bản
Đoạn |
Luận điểm |
(1) Từ đầu đến “bàn chân nghỉ ngơi” |
|
(2) Từ “Đi bộ ngao du” đến “không thể làm tốt hơn” |
|
(3) Đoạn còn lại |
|
b) Câu nào sau đây thể hiện đúng trình tự sắp xếp ba luận điểm chính của văn bản:
A. Khi tự do ngao du, con người có thể tìm hiểu những gì mình quan tâm, không bị phụ thuộc vào bất cứ điều gì.
B. Đi bộ ngao du giúp ta tùy thích quan sát, học hỏi do vậy mà mở rộng tầm hiểu biết, khỏe khắn về thể chất và khoan khoái về tinh thần.
C. Chỉ khi tự do ngao du, con người mới ý thức được giá trị của tự do, thoát khỏi những ràng buộc con người mới hạnh phúc.
D. Đi bộ ngao du sẽ thỏa mãn khát vọng tự do tự tại để tìm hiểu, khám phá những điều mình quan tâm, hứng thú.
c) Cách sắp xếp các luận điểm của văn bản đã thể hiện trình tự lo-gic như thế nào?
d) Tìm những dẫn chứng cụ thể trong văn bản cho thấy Ru – xô là một người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.
e) Trong văn bản Đi bộ ngao du, có khi tác giả sử dụng đại từ nhân xưng “ta” nhưng cũng có khi lại là “tôi”. Theo em, sự thay đổi này có tác dụng gì?
c) Cách sắp xếp các luận điểm của văn bản đã thể hiện trình tự lo-gic như thế nào?
g) Em hãy nhận xét về cách lập luận thể hiện trong văn bản.
3. Tìm hiểu về lượt lời trong hội thoại
a) Đọc đoạn trích sau trong tác phẩm Tắt đèn (Ngô Tất Tố) và trả lời các câu hỏi:
Những sự hiếu thảo, ngoan ngoãn của hai đứa trẻ ngây thơ vô tình lộ ra từ nãy đến giờ, hình như đều là những lưỡi dao găm cắt từng khúc ruột chị Dậu. Càng nhìn chúng nó, chị càng nước mắt ngắn dài.
Ngạc nhiên, cái Tí thỏ thẻ giục mẹ:
- U ăn khoai đi, để lấy sữa cho em nó bú. Từ sáng đến giờ, u chưa ăn gì, đói quá chịu làm sao được
Chị Dậu vẫn cứ rầu rĩ nét mặt, những giọt nước mắt rơi xuống càng mau.
Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ:
- Này u ăn đi! Để mãi! U có ăn thì con mới ăn. U không ăn con cũng không muốn ăn nữa.
Nể con, chị Dậu cầm lấy một củ, rồi chị lại đặt xuống chõng.
Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha:
- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
Chị Dậu khẽ gạt nước mắt:
- Không đau con ạ!
- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá? Không, chúng con không đói nữa đâu. Hai đứa ăn hết ngần kia củ khoai thì no mòng bụng ra rồi còn đói gì nữa. U cứ ăn đi, cứ ăn hết bát khoai ấy đi! Nếu u không ăn, lấy đâu ra sữa cho em nó bú?
Chị Dậu vừa nói vừa mếu:
- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.
Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?
Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị Thôn Đoài.
Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và oà lên khóc:
- U bán con thật đấy ư? Con van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng đem bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.
Thằng Dần cũng khóc tru tréo, bỏ luôn rổ khoai đứng dậy, ngoay ngoảy lắc cái mông đít, nó nhắc lại câu nói sáng ngày:
- Em không! Nào! Em không cho bán chị Tí! Nào! Có bán thì bán cái Tỉu này này!
Chị Dậu thổn thổn, thức thức, không nói thêm được câu gì. Bộ mặt sầu thảm dần ngả xuống, đối thẳng với mặt con bé đang bú.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
(1) Trong cuộc trò chuyện trên, mỗi nhân vật nói mấy lượt lời?
(2) Những lần nào lẽ ra chị Dậu phải nói nhưng chị đã không nói? Sự im lặng của chị thể hiện điều gì?
(3) Nhận xét về số lượng lượt lời giữa các nhân vật (ai nói nhiều, ai nói ít, điều đó cho thấy đặc điểm gì về tính cách, tâm trạng của các nhân vật)?
b) Trong hội thoại cần giữ thái độ lịch sự, tôn trọng lượt lời của người khác khi giao tiếp bằng những cách nào? Chọn những phương án đúng.
(1) Không nói tranh lượt lời
(2) Không tự nhiên ngắt lời người khác.
(3) Không chêm xen vào lời người khác.
(4) Luôn trả lời mọi câu hỏi với thái độ vui vẻ.
c) Đôi khi đến lượt lời của mình nhưng người tham gia hội thoại lại im lặng. Em có nhận xét gì về điều này? (Những lí do nào khiến họ im lặng, có thể chấp nhận được sự im lặng đó không? Vì sao?)
C. Hoạt động luyện tập
1. Những chi tiết nào trong văn bản Đi bộ ngao du giúp em hiểu rõ hơn về nhân vật Ê – min? Nêu một vài nhận xét của em về nhân vật này
2. Qua văn bản Đi bộ ngao du, tác giả đã thể hiện quan điểm về cách mở rộng vốn hiểu biết của mỗi người như thế nào?
3. Xác định lượt lời của các nhân vật trong đoạn trích sau. Sự im lặng của nhân vật “tôi” thể hiện tâm trạng, thái độ gì?
Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. [...] Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:
– Con có nhận ra con không?
Tôi giật sững người. Chăng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thọat tiên là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miện vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…
– Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và long nhân hậu của em con đấy”.
(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)
4. Tạo lập một đoạn hội thoại khoảng 5 – 6 lượt lời nói về “sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh” (chú ý thể hiện đặc điểm tính cách, thái độ, tâm trạng của nhân vật qua những lượt lời đó).
5. Chỉ ra tác dụng của các yếu tố biểu cảm trong đoạn trích sau:
( Đoạn trích SGK - trang 72)
6. Hãy lựa chọn và đưa những yếu tố biểu cảm vào đoạn văn sau để tăng sức thuyết phục đối với người đọc.
Gợi ý: Sử dụng thêm những hình ảnh , từ ngữ có tính gợi tả , gợi cảm ( các từ láy , các thán từ ); thay đổi cấu trúc câu để tạo sự đa dạng ( câu hỏi tu từ , câu cảm ) ; ngắt vế câu để tạo nhịp điệu ...
Ở lứa tuổi chúng ta, việc giúp đỡ bố mẹ là hoàn toàn có thể và rất cần thiết. Nếu bạn ở thành phố, những việc có thể làm là dọn dẹp nhà cửa: giặt, phơi, thu, gấp quần áo, nấu cơm hoặc phụ giúp mẹ nấu cơm;…Nếu bạn ở nông thôn, ngoài những việc nêu trên, bạn có thể bắt đầu tham gia những việc như trồng, chăm sóc vườn rau, chăm sóc những vật nuôi trong nhà như gà, lợn, ngan, vịt,… Khi làm việc, chúng ta sẽ thấy mệt nhưng cũng vui. Có thể lần đầu chưa tốt nhưng lần sau sẽ tốt hơn. Chúng ta sẽ trở nên chủ động với cuộc sống của mình. Chúng ta sẽ thấy mình khôn lớn, trưởng thành, có ích hơn trong gia đình khi giúp bố mẹ được nhiều việc.
D. Hoạt động vận dụng
1. Viết một đoạn văn nghị luận nói về lợi ích của việc đi bộ. Trong đoạn văn có sử dụng yếu tố biểu cảm.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Sưu tầm một văn bản nghị luận (dài khoảng 1 – 2 trang) giàu yếu tố biểu cảm. Nhận xét về tác dụng của những yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản đó.