Soạn văn 11 bài Phong cách ngôn ngữ chính luận giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.
Phần luyện tập
Câu 1:
Tiêu chí | Nghị luận | Chính luận |
Khái niệm | Thao tác tư duy, phương tiện biểu đạt, một kiểu bài làm văn trong nhà trường | Một phong cách ngôn ngữ do cách thức sử dụng ngôn ngữ hình thành những đặc trung, độc lập với các phong cách ngôn ngữ khác |
Phạm vi sử dụng | Tất cả mọi lĩnh vực | Trình bày quan điểm về một vấn đề chính trị |
Câu 2:
Đoạn văn "Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn... lũ bán nước và lũ cướp nước" là đọan văn chính luận bởi vì:
- Thể loại của văn bản: bình luận xã hội.
- Mục đích viết văn bản: trình bày, đánh giá một vấn đề mang tính thời sự, chính trị: tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Ngôn ngữ: từ ngữ chính trị (yêu nước, truyền thống, dân, Tổ quốc, xâm lăng, bán nước, cướp nước...) câu văn là những nhận định, phán đoán.
Câu 3:
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh có lời văn trong văn bản giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn nhưng diễn đạt nội dung phong phú, lập luận vững chắc.
- Tình thế buộc ta phải kháng chiến: Ta đã nhân nhượng nhưng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng có ý đồ cướp nước ta một lần nữa.
- Chúng ta chiến đấu bằng: bất kì người Việt Nam nào với bất kì phương tiện gì cũng có thể dùng làm vũ khí đều phải đứng lên chống Pháp (từ ngữ giản dị: đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ; vũ khí: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc...). Cho thấy tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Niềm tin tất thắng của quân dân ta: kháng chiến nhất định thắng lợi.
- Qua những luận điểm trên ta có thể thấy tình yêu nước và tinh thần chiến đấu của nhân dân ta hết sức mãnh liệt. Những lời kêu gọi chiến đấu được Bác thể hiện qua ngôn từ giản dị, cho mọi tần lớp nhân dân đề hiểu được và hưởng ứng lời kêu gọi của kháng chiến.