Soạn văn 9 bài phép phân tích và tổng hợp giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn..
Phần luyện tập
Câu 1: Ta có thể phân tích luận điểm: " Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường của học vấn" theo các ý sau:
- Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại, là những cột mốc trên con đường tiến hóa của học thuật của nhân loại.
- Đọc sách là tích lũy và nâng cao tri thức của cá nhân và toàn nhân loại.
- Đọc sách là chuẩn bị cho cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn của mỗi người.
- Nếu không đọc sách, con người sẽ lạc hậu, dốt nát, xã hội sẽ thụt lùi.
Câu 2: Tác giả đã phân tích lí do phải chọn sách để đọc:
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, đọc sách theo kiểu liếc qua, tuy rất nhiều nhưng đọng lại thì rất ít. Từ đó nảy sinh thói hư danh, nông cạn.
- Sách nhiều khiến người ta dễ đọc lạc hướng. Đọc tham nhiều mà không vụ thực chất thì sẽ lãng phí thời gian và sức lực bởi những cuốn sách vô bổ, bỏ lỡ những cuốn sách quan trọng, cơ bản.
- Phải lựa chọn những cuốn sách phổ thông thường thức vừa chọn những cuốn sách chuyên môn vì các học vấn liên quan đến nhau. Không biết rộng thì sẽ không thể chuyên, không thông hiểu thì sẽ không nắm gọn.
Câu 3: Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách:
- Đọc sách qua loa cốt để khoe khoang sẽ phí thời gian và sức lực. Với việc học tập như thế sẽ tự lừa dối mình, thể hiện nhân cách tầm thường thấp kém.
- Đọc sách kỹ sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy tri thức, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất.
- Đọc sách phổ thông thường thức và sách chuyên sâu thì kiến thức sẽ vừa rộng, vừa sâu rất có ích cho việc học tập và nghiên cứu sau này.
Câu 4: Vai trò của phân tích trong lập luận là:
Phân tích là một phương pháp rất cần thiết trong lập luận. Nó làm sáng tỏ luận điểm và thuyết phục người đọc, người nghe.