Soạn văn 11 bài người trong bao giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Nội dung bài soạn

Câu 1:

  • Nhân vật Bê-li-cốp được miêu tả như sau:
    • "Hắn nổi tiếng là lúc nào cũng vậy , ..., hắn đều đi giày cao su, cầm ô và nhất thiết là mặc áo bành tô ấm cốt bông."
    • Tất cả mọi vật dụng đều để trong bao: chiếc ô, đồng hồ quả quýt, bộ mặt cũng đều giấu sau áo bành tô.
    • Một con người có lối sống kì dị, luôn tạo cho mình một thứ bao ngăn cách với thế giới bên ngoài.
  • Tính cách kì quái thể hiện trong cách ngủ, mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè...
  • Lối sống của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng rất nhiều đến các giáo viên cũng như người dân trong thị trấn:
    • Bọn giáo viên chúng tôi đều sợ hắn, thậm chí cả hiệu trưởng. 
    • Trong thành phố, mọi người không dám tổ chức diễn kịch, giới tu hành khi có mặt hắn không dám ăn thịt và đánh bài. Trong vòng mười mấy năm dưới sự ảnh hưởng của hắn dân trong thành phố đâm ra sợ tất cả: nói to, làm thơ, đọc sách

Câu 2: 

Lý do Bê-li-cốp chết: Bê-li-cốp bị đẩy ngã xuống cầu tháng, Va-ren-ca nhìn thấy, cười phá lên: Bê-li-cốp thấy mình biến thành trò cười của thiên hạ, trước tiếng cười của Va-ren-ca

Thái độc của mọi người khi Bê-li-cốp còn sống và đã chết:

  • Khi Bê-li-cốp còn sống mọi người sợ hãi, căm ghét, bị ám ảnh.
  • Khi hắn chết mọi người cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Nhưng chưa được bao lâu cuộc sống lại diễn ra như cũ nặng nè, mệt nhọc, vô vị, tù túng.

Ý nghĩa: Chính tình cảm và thái độ ấy của mọi người đối với Bê-li-cốp cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của hắn và những người như hắn trong xã hội Nga lúc bấy giờ. Để đến cuối cùng tác giả phải thốt lên "không thể sống mãi như thế được". 

Câu 3:

  • Ý nghĩa tư tưởng nghệ thuật của hình tượng cái bao
    • Nghĩa đen: cái bao vật dùng dể đựng, bọc gói đồ vật, hàng hóa,...hình túi hoặc hình hộp.
    • Nghĩa bóng: Chỉ lối sống của Bê-li-cốp thu mình đơn độc, chỉ cảm thấy an toàn khi giấu mình đi.
    • Nghĩa tượng trưng: Lối sống kì dị, lối sống ích kỷ, cá nhân của một bộ phận không nhỏ tri thức Nga thời kì bấy giờ.
    • Nghĩa khái quát: Chỉ xã hội phong kiến Nga lúc bấy giờ bó chặt con người với những đạo luật, chỉ thị cấm kị nhiều mặt. 

=> Biểu tượng người trong bao có tính nghệ thuật, phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bảo thủ

Câu 4:

Những đặc sắc về nghệ thuậ:

  • Cách kể chuyện: Với giọng kể bình thản, trầm tĩnh mà vẫn toát lên vẻ phẫn nộ. 
  • Cách chọn ngôi kể: Tác giả kể chuyện ở ngôi thứ 3, kể lại câu chuyện của Bơ-rơ-kin tạo ra một câu chuyện khách quan, thú vị.
  • Xây dựng nhân vật: Tuy nhân vật có một lối sống lì quặc khó hiểu, nhưng hình ảnh nhân vật vẫn hết sức chân thật.
  • Biểu tượng: "cái bao" là biểu tượng xuyên suốt tác phẩm, một hình ảnh giàu tính tạo hình.

Câu 5:

  • Ý nghĩa thời sự:
    • Lối sống ích kỷ, khép minh của một bộ phận thanh niên hiện tại
    • Con người bạc nhược, sợ hãi, bảo thủ, ngại thay đổi, ngại tiếp nhận cái mới