Soạn văn 11 bài người cầm quyền khôi phục uy quyền giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Nội dung bài soạn

Câu 1:

Phân tích nghệ thuật đối lập của: 

Nhân vật Giăng Van-giăng:

Nhân vật Gia-ve:

Khi Phăng-tin còn sống: Cử chỉ với chị Phăng-tin được miêu tả là nhẹ nhàng và điềm tĩnh, cố gỡ bàn tay của Gia-ve. Khi ông bị bắt cầu xin Gia-ve cho mình thời gian để đi tìm con cho chị Phăng-tin. Thể hiện là một con người điềm đạm, tử tế tuy rơi vào nghịch cảnh.

Ông lại đối với chị Phăng-tin hết sức nhẹ nhàng, sự đau buồn cùng cực, nhắm nhìn Phăng-tin không nhúc nhích, quỳ xuống, nhẹ nhàng nâng bàn tay chị Phăng-tin lên và đặt vào đó một nụ hôn.

Khi Phăng-tin còn sống: man rợ, điên cuồng, không còn là tiếng người nói mà là tiếng cầm thú gầm, hét to, túm cổ áo, gắt gỏng. Một con người man rợ, quát tháo ầm ĩ. 

Khi Phăng-tin đã chết: run sợ trước hành động của Giăng Van-giăng, lo lắng ông trốn mất. Tuy nhiên, hắn ta vẫn điên cuồng quát tháo, không quan tâm đến cái chết của Phăng-tin. Một con người không còn nhân tính.

Câu 2:

  • Những so sánh và ẩn dụ về nhân vật Gia-ve:
    • Bộ mặt gớm ghiếc,
    • Đôi mắt ánh lên những tia độc ác, phóng vào tội nhân như cái móc sắt kéo giật vào bao kẻ khốn khổ, 
    • Cách xưng hô: Mày - tao, tao - con đĩ, đồ khỉ, lũ gái điếm
    • Giọng điệu: “...Có cái gì man rợ và điên cuồng...”
    • Hành động: “hét lên”, “nắm lấy cổ áo ông thị trưởng”, “giậm chân”, “túm lấy cổ áo và ca - vát của Giăng Van - giăng”

Tất cả những chi tiết ấy khiến nhân vật Gia-ve quy chiếu về hình ảnh ẩn dụ của một con thú dữ tợn, nham hiểm, độc ác, không có nhân tính.

  • Với Giăng Van-giăng, tuy không sử dụng hệ thống hình ảnh so sánh quy chiếu về ẩn dụ như Gia-ve nhưng qua diễn biến tình tiết dẫn tới đoạn kết, ta có thế thấy:
    • Để cứu Phăng-tin, một người vô tội, Giăng Van-giăng đã buộc phải thú tội
    • Giăng Van-giăng lặng người ngồi ngắm nhìn Phăn-tin, chỉnh sửa lại đầu tóc, áo, vuốt mắt cho chị rồi cúi xuống thì thầm điều gì vào tai Phăng-tin

=> Ta có thể thấy Giăng Van-giăng là hiện thân của một con người vì tình thương, vì chính nghĩa dù có phải hi sinh bản thân mình.

Câu 3:

  • Đoạn văn từ câu "Ông nói gì với chị?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của tác giả
  • Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này là trữ tình ngoại đề 
  • Tác dụng của đoạn trữ tình ngoại đề trực tiếp đi vào thế giới tư tưởng, lý tưởng của tác giả, giúp cho việc xây dựng hình tượng tác giả như một người trò chuyện "tâm giao" với độc giả

Câu 4:

Dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa:

  • Cái chết bi thảm của Phăng-tin đầy thương tâm nhưng không mang đến cảm giác bi lụy: "Một nụ cười không sao tả được… đi vào cõi chết". "Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại" thể hiện rõ quan điểm của chủ nghĩa lãng mạn.
  • Khi Giăng Van-giăng sửa lại trang phục cho Phăng-tin sau khi mất như "một người mẹ sửa sang cho con" thì "gương mặt Phăng-tin như sáng rỡ lên một cách lạ thường".

Phần luyện tập

Câu 1:

Nghệ thuật khắc họa nhân vật Phăng-tin: Tất cả ngôn ngữ và hành động ấy khiên cho Phăng-tin hiện lên là một người phụ nữ khốn khổ, bất hạnh. Chị đang sống trong sợ hãi vì sự xuất hiện của Gia-ve có thể sẽ đưa chị vào tù khi chưa tìm thấy đứa con duy nhất của mình. Khao khát lớn nhất trong cuộc đời người phụ nữ ấy là đứa con gái của mình bình yên và sống trong hạnh phúc. Có lẽ vì thế mà khi chết đi rồi, Giăng Van-giăng cúi đầu thì thầm vào tai chị lời hứa, chị mới mỉm cười, mãn nguyện và buông tay.

Câu 2:

Vai trò của Phăng-tin trong diễn biến cốt truyện:

  • Phăng-tin là trung tâm của cuộc đấu tranh giữa thiện - ác. - Làm nổi bật lên tính cách nhân vật Gia-ve và Giăng Van-giăng.
  • Là hiện thân của một cái kết có hậu, của tinh thần nhân đạo cao cả.

Câu 3:

Sự phân tuyến nhân vật ở đây có nét gần gũi với hệ thống nhân vật của văn học dân gian:

  • Phân tuyến nhân vật: Thiện – Ác (Phăng- tin, Giăng Van- giăng > < Gia-ve).
  • Các tuyến nhân vật xung đột mạnh mẽ, quyết liệt để khắc họa rõ tính cách và làm nổi bật chủ đề, tư tưởng tác phẩm: Cái thiện luôn thắng cái ác.