Soạn văn 9 bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn..
Nội dung bài soạn
Câu 1:
- Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu theo trình tự thời gian. kết cấu người tốt gặp gian truân, bị hãm hãi nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng
- Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó có ý nghĩa: giúp người đọc người nghe dễ theo dõi hơn, và kết cấu thuận lợi hơn khi chuyển tải truyện này theo hình thức “kể thơ”, “nói thơ”.
Câu 2:
- Đọc đoạn trích, em cảm nhận Lục Vân Tiên là một con người: dũng cảm, coi trọng lẽ phải, văn võ song toàn : thấy người gặp nạn liền cứu giúp, một mình đánh được lũ cướp hung ác.
- Những phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cướp và cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga:
- Khi đánh cướp: một mình bẻ cây làm gậy, xông vào đánh cướp, tả đột hữu xông -> anh dũng, dũng cảm, thấy người gặp nạn ra tay cứu giúp không cần suy nghĩ.
- Khi cư xử với Kiều Nguyệt Nga: Chàng hỏi han ân cần, an ủi, giữ đúng phép tắc gia giáo, từ chối sự trả ơn -> là người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu.
Câu 3: Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn:
- Con gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức : xưng hô “tiện thiếp – quân tử”, lời nói khiêm nhường, mực thước; thái độ kính trọng, hàm ơn.
- Trọng tình nghĩa : nhận sự cứu giúp của Vân Tiên, mong được trả ơn chàng.
- Người con hiếu thảo : vâng lời cha mẹ làm lễ nghi gia dù lòng không muốn.
Câu 4:
- Nhân vật trong đoạn truyện được miêu tả chủ yếu qua hành động, cử chỉ, lời nói.
- Lục Vân Tiên hành động dũng cảm, mạnh mẽ, lời nói thì dứt khoát, thẳng thắn.
- Kiều Nguyệt Nga e dè kính cẩn, lời nói thì dịu dàng, nhỏ nhẹ.
- Truyện Lục Vân Tiên gần với thể loại truyện Nôm khuyết danh và thể loại truyện kể dân gian (truyện cổ tích, truyền thuyết).
Câu 5: Nhận xét về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn thơ trích:
- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần gũi với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ.
- Ngôn ngữ và cách kể chuyện theo trình tự thời gian.
Phần luyện tập
Câu 1: Sắc thái riêng trong từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích:
- Vân Tiên: mạnh mẽ dứt khoát, hùng hồn (đối với Phong Lai) và nhẹ nhàng thẳng thắn đối với Nguyệt Nga
- Nguyệt Nga: dịu dàng, đoan trang, nết na khuê các.
- Phong Lai: ngông nghênh, hung dữ, ngạo mạn