Soạn văn 9 bài chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông- Ten giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn..

Nội dung bài soạn

Câu 1: 

  • Bố cục:
    • Phần một (từ đầu đến "tốt bụng như thế"): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten.
    • Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.
  • Hai phần của bố cục đều dùng biện pháp phân tích đặc điểm của đối tượng từ ngòi bút của La Phông-ten đến Buy-phông, cuối cùng trở về dưới ngòi bút của La Phông-ten, nhưng khi triển khai thì không lặp lại : Đoạn 1 dẫn chứng bằng thơ của La Phông-ten. Đoạn 2 đi sâu vào mô tả đặc điểm đối tượng.

Câu 2: 

  • Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói dưới cái nhìn, căn cứ của một nhà khoa học.
  • Ông không nói đến "sự thân thương" của loài cừu và "nỗi bất hạnh" của loài chó sói vì đây không phải là đặc điểm của chúng, đặc điểm đó do con người "gán".

Câu 3:

  • Để xây dựng hình tượng con cừu, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn tính cách của con cừu khi gặp loài chó sói.
  • Điều này làm nổi vật tính chất hiền lành, nhút nhát của loài cừu => Nhân cách hóa con cừu với những con người cụ thể.

Câu 4: 

Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten. Con chó sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động với cái bụng "đói meo", "gầy giơ xương", đi kiếm mồi với hi vọng kiếm được con cừu non nào đó,.. (hài kịch của sự ngu ngốc), nhưng chủ yếu ở đây nó là một con vật đáng ghét, gian xảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu (bi kịch của sự độc ác).